Khí Công Kim Cang Thiền

Bộ môn khí công do ông Trần Kim Cang học được trong lúc ngồi thiền.

Bộ môn gồm 3 cấp bậc cho người học: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

Biểu tượng của Khí công Kim cang thiền là:

  • Hoa sen: tượng trưng cho sự thanh khiết, quả vị của người tu luyện mong đạt tới.
  • Bát quái: đại diện cho 8 luân xa hay tám bậc đến siêu thức.
  • Dấu chấm trên bát quái và cùng hướng vào hoa sen: trượng trưng cho “quay đầu là bờ, thay lời kêu gọi mọi người hãy bình tâm trở về với chính mình.”
bieu tuong khi cong kim cang thien

Nguồn Gốc Khí Công Kim Cang Thiền

Qua lời kể của thầy Trần Kim Cang

7
8
Blog banner 800x600 3
10
11
12
13
14
15
16
khi cong

Khí Công

Khí công là một phương pháp rèn luyện cơ thể, chủ yếu là luyện cách thở và dẫn khí qua các luân xa để hấp thụ và hòa hợp khí của vũ trụ vào cơ thể, tạo ra sự cộng hưởng năng lượng, từ đó mà bệnh tật đẩy lui và thân thể được cường tráng, tinh thần thêm sáng suốt.

Chữ “Khí” ta nói ở đây là một danh từ trừu tượng có tính khái quát cao, nó chỉ một lại vật chất nằm ngoài khả năng nhìn thấy của người bình thường. Các nhà khoa học kết luận rằng khí (prana) không phải là không khí (oxygen), mà là một loại trường năng lượng của các hoạt siêu nhỏ có hai tính chất hạt và sóng, vì vậy nó mang năng lượng và thông tin và có khả năng thẩm thấu vào bất kỳ một vật nào. Khí và không khí có quan hệ khăng khít và thiết yếu với con người tới mức gần như không có sự phân biệt, trừ khi cần phải nghiên cứu chuyên sâu.

Sự Liên Kết Của Khí: Đại vũ trụ & Tiểu vũ trụ

Con người và vũ trụ có mối liên hệ chặt chẽ thông qua khí mà người xưa vẫn nói là “thiên nhân cảm ứng”. Bản chất của khí không biến đổi, nhưng sự thể hiện khác nhau của khí sẽ dẫn tới các đặc điểm khác nhau. Ngày nay các máy móc tối tân đã giúp nghiên cứu kỹ hơn về trường khí của vũ trụ và con người, từ đó có thuật ngữ khí đại vũ trụ và khí tiểu vũ trụ, hay vũ trụ vĩ mô và vũ trụ vi mô cũng là để chỉ cái ở ngoại giới – bên ngoài con người và nội giới – bên trong con người.

Khí đại vũ trụ là khí của vũ trụ truyền xuống trái đất theo hai chiều thuận kim đồng hồ (dương) và nghịch kim đồng hồ (âm) giao thoa nhau tạo thành dòng xoáy hình số tám nằm ngang. Nó được cổ nhân mô tả trong Hà đồ và Lạc thư. Bản chất của vũ trụ và sự hình thành các trạng thái khách nhau của khí gọi là Bát quái. Loại khí này có tính âm dương, tính thông tin toàn bộ và thẩm thấu, hòa quyện vào sự sống trong thiên nhiên, trong tư tưởng, trong cử chỉ nhịp nhàng, khiêu vũ và múa quyền…

Khí tiểu vũ trụ là khí ở cơ thể người còn gọi là: nhân điện, trường nhân thể hay năng lượng sinh học… Nó có tính điều khiển, nghĩa là có thể dùng ý thức để điều khiển khí này thành dòng chảy có cường độ khác nhau. Tùy vào năng lực tập trung của mỗi người mà ảnh hưởng đến sự mạnh yếu của trường khí cũng khác nhau.

Việc sử dụng trường khí tác động đến một người là cho sóng não của họ biến đổi, trạng thái tinh thần ổn định, bệnh đau tuyên giảm. Kết quả của việc hợp nhất của hai loại khí đại vũ trụ và tiểu vũ trụ chính là mục tiêu mà khí công hướng tới cho dù có khác nhau, thậm chí còn ngược nhau về phương pháp tập luyện.

Việc hít thở chỉ được người ta chú ý tới trong hai trường hợp, một là khi ta có khó khăn về đường hô hấp, hai là cần tập luyện khí công, yoga, thiền định… Khi đứa bé mới sinh ra, hơi thở đầu tiên của em bé là ít vào, đó là tín hiệu của sự sống bắt đầu. Khi người ta lâm trung, tính hiệu của cái chết là thở hắt ra. Nhận thấy sự sống và cái chết hòa quyện vào nhau trong từng hơi thở, nên tiền nhân chú trọng nâng cao tính năng của việc thở sao cho lúc hít vào và thở ra chậm rãi, nhỏ nhẹ, dài hơi, trở thành một chu kỳ thật nhuần nhuyễn.

Tập khí công trước khó sau dễ, tức là chưa quen sẽ quen, chưa được sẽ được, từ đó các luân xa hoạt động tốt hơn, khai mở cao hơn, thu nhận được phần khí tinh khiết nhất của trời đất để bổ trợ cho tinh – khí – thần, làm con người thích nghi mọi biến đổi của thời tiết, giữ đầu óc minh mẫn, tuổi thọ kéo dài, và có những công năng đặc biệt. Năng lực khí công cao hay thấp là do ý chí, tinh thần và điều kiện luyện tập của mỗi người mà dẫn tới kết quả khác nhau. Mỗi người vận khí ở các cung bậc khác nhau, người đạt tới đỉnh cao được ví như “máy gia tốc nhân thế”. Ngày nay, máy móc đo đạc cho thấy nhà khí công thâm hậu có phẩm chất năng lượng vượt trội thì trường sinh học của họ tạo ra “vầng hào quang sức khỏe”, làm bầu không khí tràn đầy sinh khí lan tỏa, người có bệnh hay buồn phiền khi hấp thụ được nguồn  năng lượng này sẽ cảm thấy cơ thể khỏe lên, tinh thần phấn chấn, an lành, trạng thái này đưa mỗi người đến khái niệm gọi là khỏe mạnh.

Thiền

Có rất nhiều cách định nghĩa về thiền, về bản chất thì thiền là quá trình tập trung tư tưởng, lặng lẽ suy tư, không để ngoại cảnh chi phối, là quá trình xóa bỏ ranh giới giữa tinh thần và vật chất.

Từ thiền của Việt Nam hay Zen của Nhật Bản đều được phiên âm từ “ch’an” của Trung Hoa. Những chữ mà đều xuất phát từ chữ dhyna, có nguồn gốc ở bộ kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad). Theo tư tưởng Ấn Độ, muốn hiểu được chân tướng của một sự vật ta phải hòa mình làm một với sự vật đó. Sau những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, văn minh nhân loại đã tiến thêm nhiều bước mới, đời sống vật chất không ngừng được nâng lên, đồng thời kéo theo những yếu tố gây căng thẳng thần khi làm rối loạn tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, rối loạn nội tiết dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Người ta đã dùng thiền để điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình hoạt động và làm việc căng thẳng gây ra.

thien

Thiền & Khí Công

Nhà khí công và thiền nhân đều thấy có sự hòa hợp chặt chẽ trong cách tập luyện công việc của họ. Với mục tiêu tìm ra một phương pháp chữa trị trực tiếp và hữu hiệu cho cá nhân và cộng đồng, thì thiền và khí công đã gặp nhau để giúp giải quyết những vấn đề do tâm lý gây ra và chữa trị nhiều chứng bệnh của xã hội hiện đại trên cơ sở hợp nhất giữa thân và tâm. Vì vậy, thiền đã vượt khỏ ranh giới của tôn giáo, nhanh chóng được tiếp nhận và quảng bá rộng rãi như một hình thức giáo dục đạo đức và tâm linh. Hành thiền không những có thể giải tỏa những cảm xúc âm tính, cải thiện hành vi mà còn giúp tăng cường nội khí, nâng cao sức đề kháng và sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Cũng từ đây Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá lại ý nghĩa của sức khỏe như sau:

“Sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật.”

Có lẽ vì những lý do này, khi chuyển ngữ sang Phương Tây, người ta đã dùng từ “meditation” để dịch từ Zen. “Meditation” có cùng ngữ căn “Mederi” với từ “Medicine” với hàm ý là một phương pháp chữa bệnh.

Những bài tập khí công và thiền đan xen trong môn học đều mang ý nghĩa này.

Hướng Dẫn Tập Khí Công Kim Cang Thiền

Thầy hướng dẫn: Lương Y Đỗ Tuấn Nam