bam huyet thap thu dao la gi

Bấm huyệt thập thủ đạo là một phương pháp trị liệu tiềm năng bệnh được nghiên cứu, kế thừa và ứng dụng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng YHCT CTA. Phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo được phát minh bởi Cố lương y Huỳnh Thị Lịch với 10 đường kinh tam tinh ngũ bội và 167 huyệt đạo. Phương pháp này hiện đang được Trung tâm YHCT CTA nghiên cứu, ứng dụng trị liệu, tập huấn Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải thiện sức khỏe thể chất của người Việt.

307935699 1080943542626245 8510642961911242419 n

1. Tìm hiểu về thập thủ đạo

  • Tên gọi THẬP THỦ ĐẠO & thập thủ đạo.
  • THẬP THỦ ĐẠO: Thập = 十10, Thủ  = 手cánh tay, Đạo = con đường & phương pháp.
  • thập thủ đạo: Thập = 十10, CHỈ = ngón tay指 , ngón chân趾, Đạo = con đường & phương pháp.

Trước đây bà Huỳnh Thị Lịch đặt tên cho bộ môn này là Thập Thủ Đạo, nhưng trong quá trình bấm huyệt, bà đã đổi tên là thập thủ đạo để lột tả hết tính chất, ý nghĩa và đặc thù của bộ môn.

2. Lịch sử hình thành thập thủ đạo – Huỳnh Thị Lịch

2.1. Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch

luong y huynh thi lich

 

Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch, tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh ngày 04/10/1914 (nhằm ngày 15 tháng 8 năm Giáp Dần) tại huyện Hành Thiện, tỉnh Nam Định.Mẹ bà mất sớm năm 11 tuổi đã theo người làng vào đồn điền cao su Quảng Lợi, Nam Bộ.  Bà được một người đàn ông ở lò võ Bình Định cưu mang và nhận làm con nuôi. Từ đó, bà được ông dạy cho một số huyệt đạo theo môn võ này.Bà có thời gian được sống tại Pháp, Nhật, Pakistan, Trung Quốc Tại Đông Hồi của Pakistan (Ấn Độ), bà gặp một người và nhận ông là cha nuôi, ông truyền dạy cho bà về các huyệt đạo, kết hợp với những gì bà đã học hỏi và nghiên cứu được qua quá trình đi chu du các nước (các huyệt đạo của Ấn Độ, môn võ Bình Định, kinh mạch của Trung Quốc).Vào khoảng đầu những năm 1950, Cố lương y Huỳnh Thị Lịch đã phát minh ra phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo gồm 10 đường kinh tam tinh ngũ bội và 167 huyệt đạo, nhưng bà chỉ mới công bố 151 huyệt, còn lại 16 huyệt vẫn chưa được công bố.

Huynh Thi Lich khai sang thap thu dao

 

Năm 1980 – 1985 Lương y Huỳnh Thị Lịch công tác tại bệnh viện YHCT tỉnh Tiền Giang.Đầu năm 1983 lớp học đầu tiên về môn Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo được triển khai ở Tiền Giang. Bà đã đào tạo 9 khóa cho đội ngũ các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Thuận Hải và 2 khóa dành cho ngành y tế Bộ Nội Vụ và Tổng Cục Quân Y.Cuối đời Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch sống tại nhà số 4, lô B1, cư xá 30-4, đường D1, sát chợ Văn Thánh, quận Bình Thạnh, TP HCM và mất ngày 20/1/2007 tại đây, hưởng thọ 87 tuổi.Hiện nay bàn thờ của bà được đặt ở nhà của ông Tam Kha (một học trò của bà), số 7 đường 9B khu A-KĐT An Phú, An Khánh, Quận 2, TP.HCM.

 

2.2. Sự khác biệt của phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo trong chữa bệnh Y học cổ truyền

Trên thế giới hiện nay, phổ biến 3 loại hình bấm huyệt: 

  • Bấm huyệt kinh điển: Thay vì dùng kim châm thì dùng ngón tay kích thích (bấm) vào huyệt, phương pháp này phổ biến ở các nước có truyền thống sử dụng châm cứu (nhất là các nước vùng Đông Á).
  • Bấm vào các điểm (huyệt) ở vùng phản xạ theo hệ thống phản chiếu (reflexology) ở các vùng bàn tay, bàn chân,… nổi bật nhất là trường phái ở Mỹ, châu Âu với E.Ingham, M.Carter.
  • Bấm theo kinh nghiệm riêng, đặc biệt trong võ thuật, phổ biến nhiều ở Nhật Bản (Shiatsu) hay Ấn Độ (Ayurveda).
10 duong kinh lac thap thu dao

Bấm huyệt thập thủ đạo: phương pháp bấm huyệt trên hệ thống 10 đường kinh thập thủ đạo chạy dọc trên toàn bộ cơ thể do Lương y Huỳnh Thị Lịch phát minh và ứng dụng có thể coi là phương pháp bấm huyệt phổ biến hiện đang được nhiều người biết đến vì tính hiệu quả trị liệu cao.Bấm huyệt thập thủ đạo hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng trị liệu an toàn hiệu quả tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Y học cổ truyền. Phương pháp trị liệu này được Lương y Đỗ Tuấn Nam, nghiên cứu và phát triển nhằm trị liệu, phục hồi và chữa lành với các học viên và bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới xương khớp (thoát vị đĩa đệm, đau lưng, cong vẹo lưng, hội chứng chùm đuôi ngựa) và 1 số bệnh khác như: tự kỷ, gai thị giác, liệt tay chân, u lưỡi, mất ngủ…

 

3. Tác động của bấm huyệt thập thủ đạo với các tổ chức trong cơ thể người

Các tổ chức trong cơ thể người bao gồm:

  • Da và tổ chức dưới da
  • Vùng phản xạ
  • Hệ cơ gân khớp
  • Hệ tuần hoàn, hô hấp
  • Hệ bạch huyết
  • Hệ tiêu hóa
  • Hệ thần kinh
  • Hệ kinh lạc
  • Hệ mạch máu

>>> Phương pháp bấm thập thủ đạo chủ yếu dựa trên hệ thần kinh, hệ kinh lạc và hệ mạch máu.

3.1. Hệ thần kinh

he-than-kinh

Bấm huyệt thập thủ đạo có khả năng tác động đến những hoạt động cơ bản của vỏ não, ảnh hưởng đến quá trình hưng phấn, ức chế, đồng thời có tác dụng điều chỉnh rõ rệt những hoạt động của hệ thần kinh thực vật, cải thiện các chức năng của nội tạng.Phản xạ thần kinh giúp cho bệnh nhân chóng khỏi bằng cách kích thích để tiết ra endorphins từ não bộ, một loại thuốc giảm đau tự nhiên, rất dịu và hiệu quả hơn hẳn morphine.Cung phản xạ bấm huyệt tác động tới hệ thần kinh bao gồm:Việc bấm huyệt nhẹ nhàng theo tần số nhất định, sẽ tạo ra những xung động hưng phấn đối với các dây thần kinh, các Synac thần kinh sẽ có thể hoạt hóa trở lại nhờ ở sự kích thích tiết ra các chất hóa học trung gian dẫn truyền xung động các Synac đó.

  • Bấm huyệt và day huyệt với thao tác nhanh, mạnh thì có tác dụng kích thích thần kinh, gây co cơ hoặc làm cho cơ nhão được chắc lên.
  • Bấm day nhẹ, chậm, gây đau êm thì lại có tác dụng an thần, giảm hưng phấn tại chỗ, làm cho gân cơ thư giãn, bớt co cứng, bớt đau.

Do đó bấm huyệt thập thủ đạo có tác dụng rất tốt giúp an thần, trị mất ngủ hay ngủ quá nhiều, tự kỷ, các bệnh về liệt thần kinh.

3.2. Hệ kinh lạc

Hệ kinh lạc là hệ thống đường vận hành của khí huyết toàn thân bao gồm kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính và thẳng, tuần hành ở sâu. Còn lạc mạch là đường ngang như hệ thống võng lưới tuần hành ở nông. Những phủ tạng cơ quan trong cơ thể và da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất là nhờ chức năng của kinh lạc.Sự khác biệt giữa hệ kinh lạc châm cứu kinh điển và thập thủ đạo:

  • Hệ thống châm cứu kinh điển có Hệ Kinh Lạc với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh.
  • Hệ thống kinh lạc bấm thập thủ đạo:
  • Có một hệ thống kinh lạc riêng.
  • Hệ kinh lạc của bấm thập thủ đạo chỉ có 10 đường kinh. Đây là sự khác biệt rõ nét nhất giữa 2 hệ thống kinh lạc.
  • Đường kinh thập thủ đạo gọi tên theo vị trí trong ngoài. Bên ngoài gọi là ngũ bội, bên trong gọi là tam tinh. Trong khi đó, hệ kinh lạc châm cứu gọi tên theo tạng phủ liên hệ. 
  Đường kinh thập thủ đạo Đường kinh châm cứu kinh điển
Bắt đầu Giữa móng Bờ gốc móng
Huyệt vị Không có huyệt Có huyệt trên các đường kinh
Liên hệ giữa các kinh Không có sự nối kết với các kinh khác Nối với các đường kinh khác qua các lạc huyệt
Đường kinh Đường kinh ngũ bội ở mặt ngoài tay Đường kinh tam tinh ở mặt trong tay Kinh dương ở mặt ngoài tay Kinh âm ở trong tay

3.3. Hệ mạch máu

Có ba loại mạch máu chính: 

  • Động mạch mang máu đi từ trái tim
  • Các mao mạch giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô
  • Các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch về phía tim.

Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, các chất khí và hormone từ tế bào này đến tế bào khác trong khắp cơ thể.

  • Máu không những vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất khí từ bộ phận cơ thể khác mà còn có những nhiệm vụ như một phương tiện liên lạc bằng các cách truyền đạt các thông tin hóa học trong các nhóm hormone từ các tuyến nội tiết đến cơ quan và mô.
  • Nếu không đủ máu, hoặc thiếu máu, các cơ quan tạng phủ sẽ bị suy yếu dẫn đến bệnh, các gân cơ không được máu nuối dưỡng sẽ dẫn đến tê mỏi, liệt, teo.

Môn bấm huyệt thập thủ đạo có những huyệt có tác dụng dẫn máu khá đặc biệt mà các môn khác không có: Kỹ thuật viên bấm huyệt thập thủ đạo có thể dùng thủ pháp dẫn máu lên, xuống hoặc đến bất cứ bộ phận, cơ quan nào cần đến.Điều này có thể thấy rõ hiệu quả trong việc điều trị phục hồi di chứng bại liệt: Nhiều chi hoặc bộ phận nào đó bị teo, liệt (do không có máu dẫn đến) đã phục hồi rất nhanh sau khi bệnh nhân được dùng phương pháp dẫn máu đến các vùng được bấm. Đây cũng là sở trường khiến cho bà Lịch nổi tiếng trước đây.

Video bấm huyệt phục hồi bại liệt cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

Ngoài ra, bấm huyệt thập thủ đạo cũng có tác động tích cực toàn diện tới các hệ thống tổ chức khác trên toàn cơ thể:

3.4. Da và tổ chức dưới da

Bấm huyệt thập thủ đạo có khả năng tăng cường quá trình hô hấp, dinh dưỡng và thải chất cặn bã của da nhờ đó giúp cho da và tổ chức dưới da nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh các rối loạn hoặc tổn thương bệnh lý.

3.5. Vùng phản xạ

Phản xạ Nội tạng – da: Một cơ quan, tạng phủ bên trong, khi có sự thay đổi khác thường thì các mạch máu chi phối nội tạng đó sẽ căng lên, biểu hiện lên ở phần da có quan hệ với nội tạng đó và nếu ấn vào đó sẽ thấy đau, đó là hiện tượng “phản xạ của nội tạng lên mặt da”. Phản xạ Da – nội tạng: Khi tác động lên một số vùng da, những tác động đó có thể dẫn truyền và tạo phản ứng kích thích đối với cơ quan, tạng phủ tương ứng ở bên trong.

3.6. Hệ cơ, gân, khớp

Bấm huyệt có tác dụng làm cho những cơ mệt mỏi sớm được phục hồi, cơ được nuôi dưỡng tốt, phòng chống được tình trạng teo cơ, co cứng, phù nề, nâng cao khả năng lao động của cơ.Bấm huyệt có tác dụng tăng tính co giãn, hoạt động của gân, dây chằng, tác động đến quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp có tác dụng chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi chức năng vận động của khớp.Bấm huyệt thập thủ đạo điều chỉnh hệ cơ gân khớp cho bệnh nhân: 

 

3.7. Hệ tuần hoàn và hô hấp

Bấm huyệt có thể làm tăng tốc độ và lượng máu tuần hoàn, tăng cường quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào. Các tổ chức được cung cấp oxy là chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các rối loạn cơ năng hoặc hồi phục các tổn thương thực tế.Trong chữa bệnh, nếu biết tác động vào các huyệt vị phù hợp, có thể làm tăng hay giảm huyết áp, có thể điều chỉnh lại đến mức cân bằng sinh lý.

bam-huyet-thap-thu-dao-lam-dep

Bấm huyệt thập thủ đạo làm lưu thông khí và máu, tăng cường khả năng hô hấp, làm đẹp da, chữa đau cổ vai gáy, hoa mắt chóng mặt.Khi bấm huyệt trên da sẽ tác động đến các trung khu hô hấp, tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Bấm huyệt có thể làm các tiểu phế quản và các phế nang giãn hoặc co lại.Tác động vào các đốt sống cổ 4,5 sẽ gây phản xạ cổ. Nếu tác động vào các đốt sống lưng 6,7,8 sẽ làm giãn phổi.

3.8. Hệ bạch huyết

Bạch huyết lưu thông trong hạch mạch nhờ sự co rút của cơ rồi đi vào tĩnh mạch.Bấm huyệt làm tăng cường lưu thông tuần hoàn bạch huyết, có thể làm tiêu giảm các hiện tượng sưng nề ứ đọng trong cơ thể.

3.9. Hệ tiêu hóa

Bấm huyệt có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Nếu kích thích mạnh có thể làm tăng tiết dịch, kích thích vừa hoặc nhẹ làm giảm tiết dịch.Bấm huyệt có thể làm giảm hoặc cắt đứt cơn đau quặn do rối loạn tiêu hóa, do viêm tiểu trường, viêm đại trường.

4. Bấm huyệt thập thủ đạo trị liệu tiềm năng bệnh

maxresdefault 1

Với tác động toàn diện lên cơ thể, bấm huyệt thập thủ đạo sẽ giúp cho cơ thể phục hồi và chữa lành nhanh chóng, nuôi dưỡng năng lực tự phục hồi của cơ thể.Bấm huyệt thập thủ đạo có khả năng trị liệu 64 tiềm năng bệnh, đặc biệt hiệu quả:Hỗ trợ điều trị

  • Khai thông kinh khí: Ngũ bội và tam tinh
  • Ổn định thần kinh
  • Ổn định tim mạch
  • Chuyển kích thích
  • Bơm máu lên mặt, đầu, tay chân

Bệnh trên mặt

  • Mắt sưng, đau
  • Mặt lạnh – mất cảm giác
  • Liệt mặt
  • Cứng hàm

Bệnh hô hấp

  • Hen suyễn
  • Đờm nhiều

Bệnh tiết niệu

  • Bí tiểu

Bệnh tiêu hóa

  • Bí đại tiện
  • Nôn mửa, ợ hơi, ợ chua
  • Bụng đầy chướng, đau dạ dày

Bệnh tuần hoàn

  • Huyết áp cao
  • Huyết áp thấp
  • Đau đầu
  • Chóng mặt (rối loạn tiền đình)
  • Choáng, ngất
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Lạnh tay – chân

Bệnh ngũ quan

  • Ù tai, điếc tai
  • Mắt sưng đau đỏ
  • Mắt lác
  • Sụp mi mắt

Bệnh cổ – vai – lưng

  • Cứng cổ, vẹo cổ
  • Các chứng đau lưng: Cụp lưng, lưng đau, vẹo lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa
  • Xệ vai
  • Bong gân vùng vai

Bệnh nam – nữ

  • Trị liệt dương
  • Băng huyết, khí hư, kinh nguyệt không đều
  • Sa tử cung

Bệnh chân – liệt chi dưới

  • Đau chân tổng quát
  • Bong gân vùng chân
  • Đau háng
  • Đau đầu gối
  • Đau khoeo chân
  • Đau bàn chân
  • Chân quặp vào trong – chân vểnh ra
  • Chân rung giật
  • Chân sưng phù
  • Chân tê mỏi
  • Liệt chi dưới: Liệt vùng háng, Rối loạn khớp háng, Liệt vùng đùi, Liệt vùng đầu gối, Liệt cẳng – cổ – bàn chân

Bệnh tay – liệt tay

  • Cứng khủyu tay, cứng bàn tay
  • Tay không đưa ra sau, trước được
  • Ngón tay co cứng, khó cử động
  • Bong gân vùng cánh tay, cổ tay

Bệnh thần kinh

  • Động kinh
  • Tự kỷ, hay khóc hay cười
  • Tay rung, tay múa vờn
  • Mất ngủ, ngủ nhiều
  • Chấn thương đầu

Bệnh phụ nữ

  • Điều trị di chứng liệt
  • Liệt mặt
  • Liệt, rối loạn vùng háng
  • Liệt vùng cổ chân, bàn chân, cẳng chân, đùi

Bệnh tai mũi họng

  • Câm điếc do chấn thương, môi vểnh
  • Lưỡi lệch một bên, lưỡi thụt vào, lưỡi thè dài
  • Bướu cổ
  • Bướu cổ lồi mắt
  • Viêm xoang mũi
  • Bệnh đờm nhiều, bệnh suyễn
  • Điếc

5. Tìm học bấm huyệt thập thủ đạo ở đâu?

Bởi tính ứng dụng rộng rãi không chỉ nhằm để trị liệu tiềm năng bệnh mà còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, ổn định và khỏe mạnh, nhiều bệnh nhân và học viên đã tìm hiểu học bấm huyệt thập thủ đạo tự trị liệu cho bản thân, gia đình và cộng đồng.Tại YHCT CTA cũng đang nghiên cứu và ứng dụng bộ môn bấm huyệt thập thủ đạo và khí công Kim Cang Thiền, do Lương y Đỗ Tuấn Nam bồi dưỡng kỹ thuật viên Bấm huyệt thập thủ đạo & Khí công dưỡng sinh – Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

lop-boi-duong-ky-thuat-vien-bam-huyet-thap-thu-dao-khi-cong-duong-sinh

Học viên tham gia khóa học đa phần là những người mắc những bệnh mãn tính như đau vai gáy trị liệu 10 năm không khỏi,  bị hẹp thực quản, trào ngược dạ dày, điều trị ở bệnh viện Bạch Mai không khỏi, trả về;… Sau khi được Lương y Đỗ Tuấn Nam chữa trị… mới sau 3 – 5 lần bấm huyệt (mỗi lần bấm huyệt cách nhau từ 1 – 2 ngày) các bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.      Ảnh chụp Màn hình 2022 10 02 lúc 11.23.01 SA

Ông Trần Sỹ Tần bị u lưỡi có tiến triển tốt sau 5 lần bấm huyệt

Ông Trần Sỹ Tần – bị u lưỡi, đã mổ lưỡi năm 2011, nay bệnh tái phát, bác sĩ đưa ra phương án phải cắt lưỡi và một phần hàm dưới. Tuy nhiên, nếu thực hiện cắt lưỡi, việc ăn – uống – nói sẽ rất khó khăn, ông và gia đình quyết định tìm đến Lương y Đỗ Tuấn Nam để chữa trị bằng bấm huyệt Thập Thủ Đạo. Sau khi thăm khám, thấy lưỡi co rụt lại, nói ngọng, đau nhức, mất ngủ, ăn uống khó khăn, không muốn ăn, Lương y Đỗ Tuấn Nam đã bấm huyệt khoảng 30 phút, ông Tần thấy khối u nhỏ hơn, lưỡi mềm, không đau nhức. Sau 2 – 3 lần bấm huyệt, ông Tần ăn uống tốt, ngủ ngon sâu giấc, sức khỏe của ông ngày một tốt lên. Sau 5 lần bấm huyệt lưỡi của ông Tần gần cân đều, chỉ còn một chút ở đầu lưỡi, hiện ông vẫn tiếp tục điều trị vào các ngày trong tuần…

luong-y-do-tuan-nam-chua-benh

Lương y Đỗ Tuấn Nam chữa bệnh cho các bệnh nhân bằng phương pháp Thập thủ đạo.Khóa học dành cho mọi người có mong muốn chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, hay công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm sóc con người đều có thể tham gia.

Chia sẻ của học viên K17 về khóa học bồi dưỡng Kỹ thuật viên Bấm huyệt thập thủ đạo và Khí công dưỡng sinh.Bạn có thể tìm hiểu về Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng YHCT CTA,  khóa học Chăm sóc sức khỏe cộng đồng YHCT CTA và xem các video bấm huyệt trị liệu của Lương y Đỗ Tuấn Nam để tìm hiểu thêm về bấm huyệt thập thủ đạo.>>> Báo chí nói gì về trung tâm:

x  Powerful Protection for WordPress, from Shield Security
This Site Is Protected By
Shield Security