Bấm huyệt Thập thủ đạo do Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch sáng lập năm 1950 gồm 10 đường kinh Tam Tinh – Ngũ Bội và 167 huyệt đạo. Trong đó bà đã công bố 151 huyệt đạo được sử dụng rộng rãi trong trị liệu hiện nay. Còn lại 16 huyệt vẫn chưa được công bố.
Hệ thống huyệt đạo của Thập thủ đạo là hoàn toàn khác với huyệt đạo của đông y truyền thống, nên cần được ghi nhớ trong quá trình nghiên cứu và bấm huyệt trị liệu.
Ở đầu, chúng ta có 30 huyệt gồm: Nhóm 12 huyệt cơ bản và 18 huyệt khác:
12 Huyệt cơ bản:
Tác dụng: Nhóm huyệt thường dùng khi cơ thể người bệnh suy yếu, làm tăng sức khỏe tổng quát.
12 huyệt này thường dùng để kết thúc 1 tiến trình trị liệu, qua đó, tăng sức cho người bệnh, đồng thời giải trừ bớt một số kích thích quá nhiều (nếu có) đã khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
1. Nhị Tuế
Tác dụng: Trị đau nửa đầu, vùng thái dương đau. Giảm kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tay bên trái.
2. Ấn Lâm
Tác dụng: Trị đau đầu, trán đau, khuỷu tay đau. Nằm ở bên phải
3. Vũ Hải
Tác dụng: Trị đầu đau, giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tai bên Trái.
4. Cốt Cường
Tác dụng: Trị đau đầu, giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tay bên trái.
5. Mạnh Không
Tác dụng: Trị đầu đau, trán đau, chân mày đau, khuỷu tay đau. Giảm các kích thích do bấm huyệt vùng vai và tay bên phải.
6. Án Khôi
Tác dụng: Trị đau nửa đầu. Vùng thái dương đau, cổ tay, bàn tay, ngón tay đau. Giải kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tay. Nằm ở bên phải.
7&8. Tam Huyền
Tác dụng: Trị liệt mặt, đau dây thần kinh V (tam thoa) và VII, hắt hơi nhiều, đau đầu và ngất.
9. Chí Đắc
Tác dụng: Dùng trong cấp cứu khi ngất. Trị liệt mặt (liệt dây thần kinh VII ngoại biên), nhất là méo vùng môi trên (nhân trung).
Dùng để giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và lưng (sau khi bấm huyệt xong, do kích thích đưa vào nhiều, bệnh nhân cảm thấy 2 vai và vùng sau lưng mỏi, bứt rứt khó chịu…)
10. Chí Tôn
Tác dụng: Trị miệng méo. Hám dưới cứng không há ra được. Giải huyệt vùng ngực.
11&12.Trụ Cột Hồi Sinh
Tác dụng: Cấp cứu hồi sinh, hồi sức. Giải huyệt toàn thân (giảm kích thích do bấm huyệt gây ra), thường để kết thúc trị liệu.
18 huyệt ở đầu khác
13. Án Tinh
Tác dụng: Làm sáng mắt, trị đau đầu, vùng thái dương đau.
14. Cao Thống
Tác dụng: Trị đầu đau do chấn thương và nguyên nhân khác. Dùng để giải huyệt toàn thân (Thay huyệt chí cao khi người bệnh bị chứng yếu tim không thể sử dụng huyệt Chí Cao được).
15. Chí Cao
Tác dụng: Trị đau đầu do chấn thương và nguyên nhân khác. Dùng để giải huyệt toàn thân.
16. Chú Thế 1-2-3
Tác dụng: Trị bệnh hay khóc do di chứng tai biến mạch máu não hoặc tâm thần.
17. Cô Thế
Tác dụng: Trị đau đầu dữ dội, đầu đau vào buổi sáng mùa đông, do cảm.
18. Đắc Chung
Tác dụng: Trị liệt mặt, miệng méo. Lưỡi không thè ra được (do tai biến não).
19. Khô Giáo
Tác dụng: Trị mắt mờ, đau đầu, khớp hàm đau.
20. Khô Lạc 1
Tác dụng: Trị mắt mờ, đau đầu, tai điếc, câm, lưỡi bị rụt lại.
21. Khô Lư
Tác dụng: Làm tay ngừng run.
22. Khô Ngu
Tác dụng: Trị bệnh cười (không tự chủ).
23. Mạnh Án
Tác dụng: Trị tai điếc, tai ù, mắt xếch.
24. Mạch Nhĩ
Tác dụng: Trị tai điếc, mắt bị xếch.
25. Mạnh Thế
Tác dụng: Trị tay run, bệnh múa vờn.
26. Thốn Chung
Tác dụng: Trị miệng méo (liệt mặt).
27. Trụ Cột
Tác dụng: Giải cảm, vai đau, lưng đau và cổ cử động khó khăn.
28. Trung Nhĩ
Tác dụng: Trị đầu đau, tai ù, điếc, nghe không rõ, mí mắt sụp.
29. Ung Hương
Tác dụng: Trị tai ù, cổ cứng, đầu đau, máu tụ ở đỉnh đầu do chấn thương (ngồi phịch xuống) ở vùng mông, mũi nghẹn.
30. Xàng Lâm
Tác dụng: Trị tai ù, đỉnh đầu đau.
30 huyệt Thập thủ đạo ở đầu tập trung giải quyết trị đau đầu, biến chứng liệt do tai biến mạch máu não, câm điếc, thần kinh và giải huyệt. 1 số huyệt cũng giúp khuôn mặt trở nên xinh đẹp và hài hòa hơn: Mạnh Nhĩ, Trung Nhĩ.
2. Huyệt Thập Thủ Đạo Ở Thân
Tiếp theo phần 1: Đầu, chúng ta cùng tìm hiểu hệ thống huyệt ở phần 2: Thân gồm 46 huyệt.
46 huyệt Thập Thủ Đạo ở thân
31. Á Mô
Tác dụng: Trị răng hàm đau, vùng mặt và hàm đau câm, kèm trạng thái môi bị vênh lên, lưỡi rụt vào trong.
32. Ấn Suốt
Tác dụng: Dẫn máu xuống nuôi cơ tay bị teo. Tay không dơ lên được. Tay không với ra phía sau được.
33. Ấn Tinh
Tác dụng: Dẫn máu lên mặt để trị trường hợp chấn thương ở mặt. Tay chân múa vờn.
34. Bạch Lâm
Tác dụng: Trị cổ vẹo, cổ cứng khó xoay xở. Cột sống bị trở ngại, tổn thương (thoái hóa cột sống cổ, gai đốt sống cổ, chấn thương đốt sống cổ…). Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía rước được
35. Chí Ngư
Tác dụng: Trị tay không dơ lên cao được (do chấn thương) dẫn máu vào gan (làm tăng chức năng gan, trị bệnh viêm gan mạn, viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ…)
36. Chu Cốt
Tác dụng: Chỉ dùng để khóa (đè ngón tay vào), không cho máu dẫn xuống khi bấm huyệt Chí Ngư. Khóa huyệt Chu Cốt, bấm Ngũ bội tay sẽ dẫn kinh khí xuống ngón chân tương ứng phía đối nghịch (từ tay bên phải dẫn xuống chân trên trái và ngược lại).
37. Dĩ Mạch
Tác dụng: Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.
38. Đô Kinh
Tác dụng: Trị tay không dơ lên cao được. Đau khớp vai, vai cử động bị hạn chế.
39. Đoạt Thế (Phải) – Khư Nai (Trái)
Tác dụng: Trợ sức (làm tăng sức). Cấp cứu khi thiếu máu ở vùng đầu, mặt (do chấn thương).
40. Hoàng Ngưu
Tác dụng: Dẫn máu lên mặt và xuống tay.
41. Hồi Sinh Thân Thể
Tác dụng: Hồi sinh cấp cứu, trị tay không giơ lên cao được, không đưa ra phía trước được.
42. Khắc Thế
Tác dụng: Trị câm do lưỡi thụt vào trong, môi vênh lên.
43. Khiên Thế
Tác dụng: Trị trẻ nhỏ bị liệt chi dưới. Làm cho chân co duỗi được.
44. Khô Ngân
Tác dụng: Dẫn máu lên vai và đầu. Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.
45. Khô Thốn
Tác dụng: Trị bụng phình trướng. Làm cho chân duỗi thẳng ra.
46. Khôi Lâu
Tác dụng: Làm dãn gân cánh tay và ngón tay, làm duỗi tay ra.
47. Khu Chè
Tác dụng: Trị bong gân chân và khớp háng cùng bên, nằm ở bên phải.
48. Khư Hợp
Tác dụng: thường dùng để trị liệt chi dưới ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi
49. Khư Nai (Trái)
Tác dụng: Trợ sức, cấp cứu khi thiếu máu ở vùng đầu mặt do chấn thương.
50. Khu Trung
Tác dụng: Trị bong gân chân và khớp háng cùng bên
51. Khương Thế
Tác dụng: Trị cổ vẹo , cổ cứng khó xoay trở. Cột sống bị trở ngại, tổn thương (thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt cột sống cổ, chấn thương đốt sống cổ…) trị cánh tay không dơ cao lên được, tay không đưa ra phía trước được.
52. Lâm Quang
Tác dụng: Trị cổ cứng, khó xoay (quay), hạch cổ bị sưng, mệt mỏi (trợ sức).
53. Mạch Chung
Tác dụng: Làm dãn cơ vai, giúp dễ thở. Trị tay không giơ lên cao được, suyễn, động kinh.
54. Mạnh Công
Tác dụng: Trị lưng đau, trẻ nhỏ bị liệt chi dưới, cổ mềm yếu.
55. Mạnh Lực
Tác dụng: Trị tay không giơ lên cao được, tay không đưa ra phía sau được.
56. Mộc Đoán
Tác dụng: Trị đầu cổ lắc lư do chấn thương. Trẻ nhỏ bị bại liệt hoặc xương mềm yếu khiến cho cổ mềm yếu xuống, không ngóc cổ lên nổi
57. Mộng Lâm
Tác dụng: Trị hạch trong nách và ngực. Tuyến vú viêm (tia sữa tắc) lồng ngực nhô cao.
58. Ngư Hàn
Tác dụng: Trị mất ngủ
59. Ngũ Thốn 1
Tác dụng: Trị mu bàn chân sưng. Bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong vùng gân Achile; Liệt chi dưới.
60. Nhật Bạch
Tác dụng: Dẫn máu cấp cứu, đưa máu lên đầu. Trị các chứng thiếu máu não, váng đầu, hoa mắt, ù tai… (thiểu năng tuần hoàn não).
61. Nhị Môn
Tác dụng: Trị liệt vùng cổ, lưng và chân.
62. Ô Mạc
Tác dụng: Làm xẹp gân, hạch sưng từ vùng vú lên đến cổ, lao hạch (loa lịch – tàng nhạc).
63. Tam Giác
Tác dụng: Trị mặt bị sưng, Tay sưng
64. Tam Kha
Tác dụng: Dẫn máu lên vai và đầu. Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.
65. Tam Phi
Tác dụng: Làm duỗi cơ bị co rút, trị bụng đầy hơi, làm 2 chân duỗi ra.
66. Tân Khương
Tác dụng: Trị thần kinh tọa đau, đầu lắc lư do chấn thương vào vùng hông bên phải, trẻ liệt chi dưới, cổ mềm yếu.
67. Thái Lâu
Tác dụng: Dẫn máu nuôi tay. Trị tay không giơ lên cao được, phía sau được. Tác dụng đến lưỡi để giải rối loạn ở lưỡi. Trị bong gân vùng tay.
68. Thiên Lâu
Tác dụng: Hồi sinh mạnh. Dùng cấp cứu khi trụy tim mạch. Cắt cơn động kinh.
69. Thổ Quang
Tác dụng: Trị mất ngủ
70. Thủ Mạnh
Tác dụng: Trị câm không đếm được số 7, dẫn máu xuống tay.
71. Tố Ngư
Tác dụng: Trị vùng cổ mềm yếu, trẻ nhỏ hạch vùng cổ (kết hạch lâm ba), làm tăng sức khỏe.
72. Tư Thế
Tác dụng: Trợ sức (trước khi bấm các huyệt trị ngất, nhức đầu). Giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng ngực.
73. Túc Kinh
Tác dụng: Làm cổ cứng lên (mạnh cổ lên), làm tăng sức khỏe.
74. Túc Lý
Tác dụng: Trị lưng đau, liệt chi dưới ở trẻ nhỏ
75. Ung Môn
Tác dụng: Trị lưng đau, bại liệt ở trẻ nhỏ.
76. Vị Thốn
Tác dụng: Trị dạ dày đau, bung đau
3. Huyệt Thập Thủ Đạo ở Tay
Ở tay, chúng ta có 28 huyệt Thập thủ đạo, cùng tìm hiểu tên và công năng của từng huyệt này:
77. Ấn Khô
Tác dụng: Thông phế khí, trị suyễn nóng (nhiệt suyễn), làm ấm phế (trị suyễn lạnh – hàn suyễn).
78. Ấn Long
Tác dụng:
79. Chí Thế
Tác dụng: Trị ngất – hồi sinh ban ngày. Tăng tuần hoàn máu.
80. Dương Hữu
Tác dụng: Làm duỗi khủy tay. Dẫn máu xuống cánh tay và bàn tay – trị tay bj teo. Dẫn máu sang tay đối bên.
81. Giác Quan
Tác dụng: Trị cầu vai bị sệ xuống.
82. Huyền Nhu
Tác dụng: Dẫn máu xuống tay. Trị tay run, múa vờn.
83. Khiên Lâu
Tác dụng: Trị bàn tay bị bong gân, tay bị sưng, làm sáng mắt.
84. Khô Lạc 2
Tác dụng: Trị câm do chấn thương, dẫn máu nuôi tay bị teo.
85. Khóa Hộ Khẩu
Tác dụng: Tăng kích thích, điều chỉnh hướng kích thích. Truyền điện để tăng lực. Kiểm tra (theo dõi) lượng kích thích đưa vào.
86. Khôi Thế (Mạnh Trung)
Tác dụng: Làm dãn cơ vai, giúp dễ thở. Trị tay không giơ lên cao được, suyễn, động kinh.
87. Khư Thế
Tác dụng: Trị 5 ngón tay co quắp không duỗi ra được.
88. Khư Trung
Tác dụng: Trị câm do chấn thương. Tay không duỗi ra được.
89. Khung Côn
Tác dụng: Trị ho, câm không nói được.
90. Kim Ô
Tác dụng: Trị mí mắt bị sụp xuống
91. Lưỡng Tuyền
Tác dụng: Trị tay run, tay không dơ lên cao được. Cầu vai bị xệ (sụp) xuống.
92. Mạch Lạc
Tác dụng: Trị suyễn nóng, làm hạ sốt (nhiệt).
93. Mạnh Đới
Tác dụng: Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh âm).
94. Ngũ Bội Tay
Tác dụng: Tăng hưng phấn
95. Ngũ Đoán
Tác dụng: Trị đờm dãi ứ đọng, chống ói mửa.
96. Nhân Tam
Tác dụng: NT 1: dẫn truyền lên khiếu. NT2: chuyền khí từ bên mạnh sang bên yếu. NT 3: dẫn lên đầu.
97. Tam Tinh Tay
Tác dụng: Giảm ức chế
98. Tam Tuyền
Tác dụng: Trị mất ngủ, ngón tay 2 (trở) đau, cứng khó co duỗi.
99. Thể Dư
Tác dụng: Trị mô thịt ở hộ khẩu (trái chanh) bị teo, chi dưới liệt.
100. Thu Ô
Tác dụng: Trị lưỡi tụt lại, lưỡi không thè ra được (do tai biến mạch máu não…)
101. Trạch Đoán
Tác dụng: Làm duỗi khủy tay, tại tay không duỗi ra được, tay xoay xở khó khăn. Câm không đếm được số 4.
102. Tứ Thế
Tác dụng: Trị câm điếc, động kinh, thần kinh suy nhược.
103. Tuyết Ngư
Tác dụng: Trị mất ngủ
104.Vị Trường Điểm
Tác dụng: Trị đau dạ dày, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.
4. Huyệt Thập Thủ Đạo Ở Chân
Ở chân có 47 Huyệt Thập Thủ Đạo, tên và công năng từng huyệt bao gồm:
105. Án Cốt
Tác dụng: Trị lưng vẹo, lưng lệch hoặc lồi qua 1 bên.
106. Án Dư
Tác dụng: Làm mềm bướu (dùng trong trường hợp bướu độc – Bazedow).
107. Án Dương
Tác dụng: Trị rong huyết, rong kinh, băng huyết nhiều và nặng.
108. Án Tọa
Tác dụng: Trị lưng bị cụp (cụp sống lưng), cột sống đau do chấn thương, kinh nguyệt rối loạn không đều, chân khôi duỗi ra được, chân run.
109. Bí Huyền
Tác dụng: Dùng để khóa khi bấm các huyệt Ngũ Bội chân trong điều trị chứng liệt chi dưới. Có thể làm chân rung giật, chống teo liệt.
110. Khung Côn
Tác dụng: Trị chân sưng, chân phù. Làm cho thông tiểu.
111. Đắc Quan
Tác dụng: Dẫn máu mạnh xuống – dùng trong trường hợp chi dưới bị teo, liệt.
112. Đinh Tử
Tác dụng: Trị chi dưới liệt. Bàn chân quặp vào trong. Hồi sinh (trợ sức) ban đêm (18h tối đến 6h sáng)
113. Đối Nhãn
Tác dụng: Trị mi bị sụp xuống, mắt lác (lẻ). Tác dụng vào tai làm cho tai nghe rõ hơn.
114. Gân Achille
Tác dụng: Trị bong gân vùng mắt cá chân.
115. Giắc Khí
Tác dụng: Trị huyết trắng (đới hạ), sa tử cung, trong điều trị băng huyết nhẹ.
116. Hữu Môn
Tác dụng: Trị huyết trắng (đái hạ), sa tử cung, trong điều trị băng huyết nhẹ.
117. Khô Lân
Tác dụng: Tác động vào cơ 2 đầu đùi (cùng bền), gây rung giật cơ đùi.
118. Khô Lưu
Tác dụng: Trị câm doi môi vênh cong lên (san chấn thương do di chứng tai biến mạch máu não…). Miệng không mím lại được. Lưng đau không cúi ngửa được.
119. Khô Thống
Tác dụng: Trị cổ chân bị bong gân
120. Khóa Khô Khốc
Tác dụng:
Khô khốc 1: Dàn kinh khí cục bộ
Khô khốc 2: Thường chỉ mang tính dẫn truyền ở cục bộ hoặc chuyền kích thích sang phía chân bên.
Khô khốc 3: Dẫn kích thích đi từ dưới lên trên. Ngăn bớt hiệu quả của các kích thích đối với các vùng dễ gây nguy hiểm như mắt, tim, đầu… khi cần đưa kích thích lên đầu, mặt…
121. Khóa Khô Khốc Trong
122. Khô Khốc Giữa
Tác dụng: Trị rối loạn vận động mắt lác (lé), mắt trợn ngược, mắt lúc nào cũng nhìn xuống.
123. Khoeo
Tác dụng: Thường dùng để khóa phối hợp:
Khoeo 1: Làm co và duỗi chân
Khoeo 2: Làm lắc khớp háng – tác động vào vùng phổi.
Khoeo 3: Làm chân nâng cao, duỗi bàn chân.
124. Khôi Thế 2
Tác dụng: Trị phong thấp, tê thấp. Chảy nước dãi, đờm nhiều.
125. Khu Phong
Tác dụng: Khu phong trừ thấp. Trị đầu gối sưng đau, bong gân. Làm đầu gối cử động dễ. Làm khớp háng khép lại.
Khu phong 1: Làm khép khớp háng
Khu phong 2: Làm giãn khớp háng.
Khu phong 3: Làm giãn cơ đầu gối.
126. Khúc Kỳ
Tác dụng: Trị mắt mờ do chấn thương. Chân rung, chân khó bước. Làm tan máu bầm ở chân.
127. Kim Nhũ
Tác dụng: Trị bong gân ở cổ chân.
128. Kim Quy
Tác dụng: Làm tan máu bầm ở chân (do bong gân). Làm giãn gân co rút chân, trị bàn chân vểnh (lệch) ra ngoài. Trị bụng đầy hơi. Làm lưỡi co ngắn lại. Trị thần kinh tọa đau, nhất là vùng gót (do thần kinh ở S1 bị chèn ép).
129. Mạch Kinh
Tác dụng: Trị kinh nguyệt không đều, băng huyết vừa.
130. Mạch Tiết
Tác dụng: Trị suyễn nóng (nhiệt), làm hạ huyết áp, làm hạ sốt (nhiệt nóng), sốt cao co giật.
131. Mạch Đăng
Tác dụng: Trị lưng đau. vùng cột sống lên đỉnh đầu bị trở ngại, đau. Mi mắt bị sụp.
132. Mạnh Qua
Tác dụng: Trị bí tiểu cơ năng.
133. Mạnh Túc
Tác dụng: Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua). Vùng trung vị bị bệnh.
134. Mạnh Tuế
Tác dụng: Trị tai ù, điếc, lưỡi bị rụt.
135. Ngũ Bội Chân
Tác dụng: Ngũ bội chân
136. Ngũ Kinh
Tác dụng: Trị bụng đau do lạnh, làm rung chuyển vùng Bí huyền 1 và gân Tả hậu môn.
137. Ngũ Thốn 2
Tác dụng: Trị đại tiện bí, táo bón.
138. Ngưu Tuyền
Tác dụng: Trị mu bàn chân sưng, bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong vùng gân Achile, liệt chi dưới.
139. Nhâm Tuế
Tác dụng: Kích thích thận, làm thông tiểu, trị phù thủng, tiểu gắt, làm giảm sưng ở mặt và tay.
140. Nhất Thốn
Tác dụng: Trị thần kinh tọa (hông) đau, nhất là đau từ mông lan xuống gót chân (do Si bị chèn ép).
141. Tả Hậu Môn
Tác dụng: Trị bí tiểu, chân co quắp, đau cột sống, khóa hãm khi chân bị kích thích, rung giật.
142. Tả Nhũ
Tác dụng: Trị bong gân vùng cổ chân.
143. Tá Trạch Dưới
Tác dụng:
Tả trạch dưới 3: Làm dạng khớp háng
Tả trạch dưới 2: Làm co duỗi đầu gối
Tả trạch dưới: Làm dãn gân Achile, khớp cổ chân và bàn chân.
144. Tá Trạch Trên
Tả trạch trên 1: Làm dãn gân Achile, gân cơ cổ chân và khớp bàn chân.
Tả trạch trên 2: Làm co duỗi đầu gối.
Tả trạch trên 3: Làm dạng khớp háng.
145. Tam Tinh Chân
146. Thốn Ô
Tác dụng: Làm dãn gân co rút ở chân, trị chân bị bong gân, trị bàn chân vẹo ra ngoài hoặc quặp vào trong. Tác dụng vào mũi, lưỡi, cổ.
147. Thốn Ô 2
Tác dụng: Làm dãn gân co rút ở chân, trị chân bị bong gân, trị bàn chân vẹo ra ngoài hoặc quặp vào trong. Tác dụng vào mũi, lưỡi và cổ.
148. Tinh Ngheo
Tác dụng: Trị bụng đầy hoi, vùng dạ dày bị lạnh, vùng hạ vị đau, trong điều trị dạ dày.
149. Túc Mô
Tác dụng: Trị bong gân ở vùng mu bàn chân, mu bàn chân sưng.
150. Xích Thốn
Tác dụng: Làm nâng chân lên hoặc làm rung giật chân.
151. Xích Tuế
Tác dụng: Trị hạc cổ ở bên đối diện, làm dãn gân ở chân dối diện.
5. Tổng quan 151 Huyệt Thập Thủ Đạo trên cơ thể người
—
Bạn đọc giả và kỹ thuật viên Bấm huyệt Thập thủ đạo có thể tìm mua bộ tranh về 151 Huyệt Thập Thủ Đạo – Giá 300,000đ/bộ qua Hotline/Zalo: 0977661062 hoặc Fanpage Trung tâm YHCT CTA: https://www.facebook.com/yhctcta/.