Ngày 24/11/2024, tại chùa Ngọc Trụ dưới sự chứng kiến và đồng hành của thầy trụ trì Thích Đàm Hương, lễ bế giảng khóa học bấm huyệt Thập Thủ Đạo K24 đã được tổ chức trong không khí trang trọng và ấm áp.
Buổi lễ không chỉ là dấu mốc khép lại chặng đường học tập đầy ý nghĩa mà còn là dịp để tôn vinh những giá trị sức khỏe và tinh thần mà phương pháp Thập Thủ Đạo mang lại. Với sự tham gia của đông đảo học viên đến từ nhiều độ tuổi và hoàn cảnh khác nhau, lễ bế giảng trở thành một sự kiện đáng nhớ, khắc sâu tinh thần học tập và lan tỏa giá trị cộng đồng.
Sự đặc biệt của khóa học K24
Khóa học K24 mang một dấu ấn rất riêng khi lễ bế giảng diễn ra vào ngày 24/11/2024, với 24 học viên – một con số biểu trưng cho sự cân bằng và hài hòa. Điều đặc biệt hơn, trong số các học viên có sự góp mặt của 4 thầy sư, 4 võ sư, 4 vị sư, và 1 giáo sư thần học, thầy Thích Đàm Phương, trụ trì chùa Ngọc Trụ – người đã đồng hành và chia sẻ những giá trị quý báu về sức khỏe và tinh thần trong suốt khóa học.
Chắc hẳn bạn còn nhớ, ngày 8/9/2024 cơn bão Yagi đã gây nhiều thiệt hại khó khăn với miền bắc Việt Nam như thế nào, các học viên K24 đã cùng vững tâm vượt qua cơn bão đó và tiếp tục quay trở lại việc học khi bão tan.
Khóa K24 không chỉ đơn thuần là một lớp học bấm huyệt mà còn mở ra một hành trình tìm về sức mạnh nội tại và tiềm năng của con người.
Khơi gợi sức mạnh tiềm thức qua bấm huyệt Thập thủ đạo và khí công Kim Cang thiền
Trong những buổi học và thực hành, các học viên không chỉ học về huyệt đạo mà còn được khám phá sâu sắc hơn về tiềm thức – sức mạnh vô hình nhưng vô cùng quan trọng trong mỗi người.
Lương y Đỗ Tuấn Nam, giáo viên khóa học Kỹ thuật viên Bấm huyệt Thập thủ đạo & Khí công Kim Cang thiền chia sẻ:
“Khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta khơi gợi sức mạnh tiềm thức của mình. Việc hiểu về trường năng lượng của con người, lắng nghe bản thân, quay về với chính mình chính là cách để khám phá và khơi gợi tiềm năng nội tại, thay vì mãi chạy theo những điều bên ngoài.”
Việc học bấm huyệt Thập Thủ Đạo không chỉ là một kỹ năng chăm sóc sức khỏe, mà còn là một hành trình lắng nghe cơ thể và tâm trí. Tìm hiểu về 151 huyệt đạo trên cơ thể là cách để mỗi người học cách lắng nghe, thấu hiểu tấm thân của mình – một cơ thể lên cần chúng ta chăm sóc để tận hưởng mỗi phút giây cuộc sống trọn vẹn hơn.
Phương pháp bấm huyệt: Giải pháp cho sức khỏe và tình thương
Theo chia sẻ từ lương y Đỗ Tuấn Nam, phương pháp bấm huyệt Thập Thủ Đạo không chỉ là một liệu pháp chăm sóc sức khỏe đơn thuần mà còn là một giải pháp hiệu quả cho những người mắc bệnh nặng hoặc có thể trạng đặc biệt. Phương pháp này đã giúp nhiều người phục hồi sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp tổn thương nặng nề về cơ xương khớp, liệt cơ thể, biến dạng do chấn thương, hoặc những trường hợp đặc biệt, nhiều người không thể sử dụng thuốc tây vì dị ứng.
Những học viên tham gia khóa học Thập Thủ Đạo thường là những người mang trong mình một trái tim giàu tình thương, sẵn sàng học hỏi và chia sẻ để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, lương y cũng nhấn mạnh rằng:
“Để giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người bệnh, chúng ta cần có sức khỏe thật tốt. Chính sức khỏe của bản thân là nền tảng để lan tỏa sự yêu thương và giúp đỡ.”
Những bông hồng của K24 – Bấm huyệt thập thủ đạo YHCT CTA
Lan tỏa giá trị đến mọi tầng lớp trong xã hội
Với 24 khóa đã khai giảng, khóa học Bấm huyệt Thập thủ đạo và Khí công dưỡng sinh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm học viên khác nhau: từ học sinh, sinh viên ngành y, thanh niên trong độ tuổi lao động, các cặp vợ chồng cùng chăm sóc gia đình, cho đến những thầy sư tại các ngôi chùa. Mỗi người tham gia đều mang theo một mục tiêu riêng, nhưng tất cả đều chung lòng hướng đến giá trị sức khỏe toàn diện.
Nhiều học viên chia sẻ rằng, tham gia khóa học không chỉ là hành trình học tập mà còn là quãng thời gian đáng nhớ khi họ được kết nối với những người bạn đồng hành cùng chí hướng. Các hoạt động tập luyện khí công, bấm huyệt luân phiên, hỗ trợ nhau ghi nhớ huyệt đạo, hay những phút giây văn nghệ vui tươi đã trở thành nguồn năng lượng tích cực, làm phong phú thêm cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt, một số bạn trẻ là học sinh, sinh viên, người mới đi làm, tham gia khóa học với mong muốn trang bị cho mình kỹ năng vững vàng, vừa giúp ích cho cộng đồng, vừa tạo ra nguồn thu nhập ổn định, góp phần xây dựng một cuộc sống bền vững và ý nghĩa hơn.
Trong buổi lễ, cũng có sự chia sẻ của nhiều vị khách mời vinh dự như: Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thống Nhất – Viện trưởng Viện năng lượng sinh học và Tiến sĩ tâm lý Phạm Văn Tư – Brain Care Việt Nam, đã tới chia sẻ trải nghiệm thực tế về bộ môn Bấm huyệt thập thủ đạo & Khí công dưỡng sinh tại trung tâm YHCT CTA.
Về phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo, Theo chia sẻ của Bác sĩ Trần Thống Nhất đã tận mắt kiểm chứng quá trình trị liệu bằng phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo của bác Nam đã trị bệnh hen của 1 bệnh nhân triệt để triệu chứng sau 30’ và cũng được trị liệu tương tự.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Phạm Văn Tư chia sẻ sự phục hồi tích cực về sức khỏe của bố mẹ và vợ khi thử nghiệm phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo.
Lễ bế giảng K24
Lễ bế giảng K20
Lễ bế giảng K19
Lễ bế giảng K18
Lễ bế giảng K17
Lễ bế giảng K13
Trong xã hội hiện đại, mỗi chúng ta đều gánh vác những trách nhiệm riêng – là người lao động, người cha, người mẹ, hay người con. Nhưng sâu thẳm bên trong, chúng ta cũng có một trách nhiệm lớn lao hơn: đảm bảo một tương lai hạnh phúc cho thế hệ mai sau. Điều đó bắt đầu từ việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh.
Thập Thủ Đạo: Khởi đầu cho sức khỏe bền vững
Phương pháp bấm huyệt Thập Thủ Đạo, với 151 huyệt đạo dễ học và thực hành, mang đến một cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe. Khóa học đã mở ra cơ hội để mỗi học viên xây dựng 2 “tài sản lớn nhất” của mình – sức khỏe và sự hạnh phúc từ công đức vô lượng khi giúp đỡ con người.
Lời tri ân gửi gắm niềm hy vọng
Lễ bế giảng K24 không chỉ là dịp để tổng kết hành trình của khóa học mà còn là cơ hội để cảm ơn các giảng viên và học viên – những người đã cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng yêu sức khỏe và gắn kết.
Mong rằng, từ những kiến thức và kỹ năng đã học, mỗi học viên sẽ tiếp tục phát huy và lan tỏa những giá trị tốt đẹp này, góp phần xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh, ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hành trình của Thập Thủ Đạo vẫn tiếp tục, và sức khỏe là hành trang quý giá nhất mà mỗi người mang theo trên con đường phía trước.
Lương y Đỗ Tuấn Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển Y học cổ truyền Việt Nam. Từ việc nghiên cứu các bệnh lạ, giảng dạy và đào tạo, đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng, ông luôn thể hiện sự tận tâm và đam mê với nghề. Ông đã ứng dụng thành công phương pháp bấm huyệt Thập Thủ Đạo và hướng dẫn tập Khí Công Kim Cang Thiền, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Khởi đầu sự nghiệp
Lương y Đỗ Tuấn Nam sinh ra trong một gia đình có truyền thống lâu đời về cả Đông Y và Tây Y. Từ nhỏ, ông đã được truyền dạy các phương pháp chăm sóc sức khỏe theo Y học cổ truyền, kế thừa và phát triển kiến thức chữa bệnh từ hai lĩnh vực này. Khi bước vào tuổi trung niên, ông nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo trong trị liệu nhiều bệnh lạ về mắt, câm điếc bẩm sinh, trầm cảm, tăng động tự kỷ, cũng như các bệnh về thần kinh, cơ quan nội tạng, hệ xương khớp, hệ gân cơ và hệ hô hấp. Nhờ sự tận tâm và kiên trì, Lương y Đỗ Tuấn Nam đã giúp nhiều người bệnh cải thiện sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc hơn.
Trong sự nghiệp của mình, ông giữ nhiều vị trí quan trọng như Phó giám đốc Trung Tâm Trắc Nghiệm & Tư Vấn, Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng tại Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người, và Phó Chi Hội Trưởng Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo, Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội.
Dấn thân phát triển ngành Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng
Lương y Đỗ Tuấn Nam không chỉ dừng lại ở việc bấm huyệt và nghiên cứu thảo dược mà còn tích cực giảng dạy phương pháp bấm huyệt và luyện khí công và chia sẻ kiến thức phục hồi sức khỏe. Ông giảng dạy trực tiếp Lớp Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo và Khí Công Dưỡng Sinh tại Trung tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền tại Hà Nội. Vai trò giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền đã giúp ông có cơ hội lãnh đạo và phát triển các chương trình nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Hiện nay, lớp học đã khai giảng hơn 22 khóa với hơn 1000+ học viên tốt nghiệp.
Lương y Đỗ Tuấn Nam dành nhiều thời gian nghiên cứu các loại thảo dược, bài thuốc dân tộc, và phác đồ bấm huyệt Thập Thủ Đạo. Ông trực tiếp trị liệu cho người bệnh đến tại Trung tâm NC&UD YHCT, đồng thời soạn thảo giáo trình và báo cáo khoa học hợp tác với các tổ chức như Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền, Viện Nghiên Cứu & Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người, Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội và Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam.
Lương y Đỗ Tuấn Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ông thường xuyên hướng dẫn và giảng dạy phương pháp Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo và Khí Công Dưỡng Sinh tại Hà Nội và các tỉnh. Hình ảnh trong các lớp học bấm huyệt và tập khí công thể hiện sự tận tâm và nhiệt huyết của ông trong việc truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ.
Ngoài ra, ông còn tham gia các hoạt động tình nguyện, bấm huyệt trị liệu miễn phí cho cộng đồng, giúp nhiều người dân có cơ hội tiếp cận với các phương pháp phục hồi sức khỏe hiệu quả mà không phải tốn kém chi phí.
Lời nhắn nhủ của Lương y Đỗ Tuấn Nam tới học viên Thập Thủ Đạo
“Để đạt được kết quả trên, chúng ta cần chăm chỉ học tập, rèn luyện thân tâm thật tốt. Không sợ khó, không sợ khổ, mang hết khả năng sức lực, trí tuệ, tình yêu thương tới người bệnh. Chúng ta nhất định thành công, sẽ thấy rất hạnh phúc. Hạnh phúc thực sự không gì so sánh được, và ta cảm thấy sống trên đời này thật ý nghĩa khi nhìn thấy nụ cười trên môi, lòng hoan hỷ, hân hoan, ánh mắt ngời sáng bày tỏ lòng biết ơn của người bệnh dành cho ta.
Với tâm nguyện của người học trước, biết trước nay tôi truyền đạt lại cho các bạn. Tôi thấy rất hạnh phúc khi lớp chúng ta học rất nghiêm túc, đam mê. Tôi rất cảm kích và muốn truyền đạt tất cả cho các bạn, cho mọi người. Các bạn là người khơi nguồn cảm hứng cho tôi, tôi biết ơn các bạn. Tôi nhớ người xưa có câu nói ‘biết mà không nói là người bất nhân, nói mà không hết là người bất nghĩa’ đây cũng là lời nhắc nhở tôi. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào các bạn, tôi xin trích dẫn mấy câu thơ trong sách Bí Tắc Kim Cang nói rằng:
Nụ cười nhẹ trên môi làm nét mặt luôn tươi sáng, toát lên sự hiền từ độ lượng, cùng với ánh mắt ngời sáng như ngầm ý giao hòa và chào đón với lòng thiện cảm và nồng ấm. Người luôn nở nụ cười đi đến đâu cũng được mọi người ái mộ và được kính trọng.
1. Khí Công Kim Cang Thiền
Bộ môn Khí Công Kim Cang Thiền do thầy Trần Kim Cang, pháp danh Thích Liên Nhã truyền dạy. Đây là bộ môn thầy Kim Cang học được từ Đức Thái Thượng Lão Quân trong lúc ngồi thiền.
Khí công là phương pháp rèn luyện cơ thể, chủ yếu là luyện cách thở và dẫn khí qua các luân xa để hấp thụ và hòa hợp khí của vũ trụ vào cơ thể, tạo ra sự cộng hưởng năng lượng, từ đó mà bệnh tật bị đẩy lùi và thân thể được cường tráng, tinh thần thêm sáng suốt.
Mục tiêu đầu tiên của người tập khí công là để nâng cao sức khỏe, tự chữa bệnh cho bản thân và tiến tới chữa được bệnh cho mọi người.
Khí công rèn luyện con người có trí-dũng song toàn, đó là hành trang cần thiết để vào đời một cách vững vàng và tự tin.
Khí công Kim Cang Thiền tự nó không có tính chiến đấu như các môn võ học nhưng lại rất cần sự chiến thắng với chính bản thân người học.
2. Tác dụng Nụ cười nhẹ
Biết cười còn là quyền năng duy nhất chỉ dành cho con người cho nên người xưa nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Y học hiện đại thấy rằng, khi cười khả năng tuần hoàn máu tăng rõ rệt, có nghĩa là trao đổi chất có hiệu quả tốt tới mỗi tế bào sống. Như vậy, nếu trong ngày không cười sẽ làm cho con người mau già nua trước tuổi và sinh ra nhiều bệnh tật. nhiều nước đã dùng liệu pháp cười để chữa bệnh, nhiều nơi trên thế giới có tổ chức hội thi cười, có rất nhiều người không phân biệt tuổi tác giới tính, tôn giáo của nhiều quốc gia khác nhau để thi cười và trao giải thưởng đặc biệt cho người có nụ cười đẹp nhất, giọng cười to tiếng và cười dài nhất.
Nụ cười nhẹ của thầy Kim Cang
Khí công Kim cang thiền xem việc “Luôn nở nụ cười nhẹ trên môi, ngời sáng lên ánh mắt” là bí quyết giúp các luân xa khai mở hoàn hảo, tránh tẩu hỏa nhập ma, đạt kết quả nhanh trong mọi sự luyện tập và thành công trên nhiều lĩnh vực ngoài xã hội. Nụ cười nhẹ trên môi làm nét mặt luôn tươi sáng, toát lên sự hiền từ độ lượng, cùng với ánh mắt ngời sáng như ngầm ý giao hòa và chào đón với lòng thiện cảm, nồng ấm. Người luôn nở nụ cười đi đến đâu cũng được mọi người ái mộ và được kính trọng.
Có câu chuyện về nụ cười nhẹ như sau:
Tại chùa Giác Sanh, 103 đường Lê Đại Hành quận 11, Sài Gòn, mùa “An Cư Kiết Hạ” năm 1965, vào đêm rằm tháng 05 năm Ất Tỵ, trong lúc tịnh thiền tâm thức tôi (Liên Nhã) như “mơ” thấy thầy giám viện thiền đường Thích Trí Minh đang họp các thiền sinh ở một ngôi chùa cổ rất xa lạ quở trách, song cũng khuyên dạy:
“Các ông ngồi thiền chỉ để tâm ngủ mà không để tâm giải thoát. Để tâm ngủ trong lúc ngồi thiền, sau đó sẽ làm tăng thêm lòng tham, sân, si. Đố là thứ độc, nguyên nhân sinh ra mọi tội lỗi trong đời người… Ngồi Thiền để tâm giải thoát mới ngộ đạo quả Bồ Đề, nhưng muốn tâm giải thoát thì phải biết cách giải thoát tâm. Mắt là cửa sổ của tâm hồn, miệng phát ra lời của tâm hồn, như vậy luôn giữ nụ cười nhẹ trên môi, ngời sáng lên ánh mắt là thể hiện sự giải thoát của tâm, nên tâm an lạc. Các ông phải dùng tâm an lạc tiêu diệt tham sân si, để trừ bỏ tất cả những tính ích kỷ, độc ác đã có từ lâu trong lòng. Người trong gia đình biết dùng tâm an lạc thì có đầy đủ hạnh phúc, xã hội biết dùng tâm an lạc thì văn minh giàu mạnh, thế giới biết dùng tâm an lạc thì không có chiến tranh. Ngay trong ngày thường, các ông hãy mỉm cười với nhau, điều này sẽ giúp ta lớn lên trong tình yêu của đồng lạo thì cuộc sống trở nên an lành. Vậy từ nay các ông phải để tâm giải thoát khi thiền và cười nhẹ mọi lúc, mọi nơi.”
Khi nói chuyện cũng cười nhẹ
Khi uống cũng cười nhẹ
Khi đi cũng cười nhẹ
Khi ngồi cũng cười nhẹ
Khi nằm cùng cười nhẹ
Khi học bài cũng cười nhẹ
Khi làm việc cũng cười nhẹ
Khi tâm lo sợ liền cười nhẹ
Khi thất bại liền cười nhẹ
Khi thành công liền cười nhẹ
Khi thương yêu cũng cười nhẹ
Khi ghen ghét liền cười nhẹ
Khi tức giận liền cười nhẹ
Khi tâm cố chấp liền cười nhẹ
Được cũng cười nhẹ
Mắt cũng cười nhẹ
Có cũng cười nhẹ
Không cũng cười nhẹ
Đúng cũng cười nhẹ
Sai cũng cười nhẹ
Được khen cũng cười nhẹ
Bị chê cũng cười nhẹ
Khi ngồi thiền cảm giác thân thể đau nhức tê dại liền cười nhẹ
Khi tai nghe một tiếng động dù rất nhỏ cũng cười nhẹ
Khi có ý nghĩ dù thiện hay ác, tốt hay xấu vừa thoáng qua cũng đều cười nhẹ.
Tóm lại, khi ta có cử chỉ, hành động cảm giác, lời nói, cảm xúc, ý tưởng… đều cười nhẹ.
Cười mà không cười
Không cười mà cười
Cười nhẹ với cái sắc
Cười nhẹ với cái không
Chú giải:
Cười mà không cười là cái cười của nội tâm an trụ ở trong lòng mà không hiện tướng ra ngoài cho mọi người thấy.
Không cười mà cười là cái cười của người nhìn thấu chân tướng mọi sự đời, cười vào thế giới vật chất phù du giả tạm trong khi người ta ra sức giành giật nó mà vẫn đau khổ triền miên.
Cười nhẹ với cái sắc, cười nhẹ với cái không là cái cười vào những điều mê lầm mà người ta cứ tưởng thật (maya, ảo hóa), không tắc là sắc, sắc tức là không. Người trí huệ sáng suốt quán chiếu tất cả sự vật trong vũ trụ đều vô thường, cái cười như vậy là cái cười của đạo, tùy diên mà hiển tương như nụ cười của Đức Phật Di Lạc mà ai nhìn thấy cũng muốn cười theo. Vậy chúng ta hãy giữ cho nụ cười trong tâm hồn mình không bao giờ tắt, cả khi ngủ ta cũng mang theo sang ngày mới.
– Trích Giáo trình huấn luyện Khí công Kim cang thiền
Ngày 7/10, ngày nụ cười thế giới. Làm hành động tốt lành, giúp ai đó mỉm cười.
Tác phẩm dự thi cuộc thi Những nụ cười Việt Nam do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Bấm huyệt Thập thủ đạo do Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch sáng lập năm 1950 gồm 10 đường kinh Tam Tinh – Ngũ Bội và 167 huyệt đạo. Trong đó bà đã công bố 151 huyệt đạo được sử dụng rộng rãi trong trị liệu hiện nay. Còn lại 16 huyệt vẫn chưa được công bố.
Hệ thống huyệt đạo của Thập thủ đạo là hoàn toàn khác với huyệt đạo của đông y truyền thống, nên cần được ghi nhớ trong quá trình nghiên cứu và bấm huyệt trị liệu.
1. Huyệt Thập Thủ Đạo Ở Đầu
Ở đầu, chúng ta có 30 huyệt gồm: Nhóm 12 huyệt cơ bản và 18 huyệt khác:
12 Huyệt cơ bản:
Tác dụng: Nhóm huyệt thường dùng khi cơ thể người bệnh suy yếu, làm tăng sức khỏe tổng quát.
12 huyệt này thường dùng để kết thúc 1 tiến trình trị liệu, qua đó, tăng sức cho người bệnh, đồng thời giải trừ bớt một số kích thích quá nhiều (nếu có) đã khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
1. Nhị Tuế
Tác dụng: Trị đau nửa đầu, vùng thái dương đau. Giảm kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tay bên trái.
2. Ấn Lâm
Tác dụng: Trị đau đầu, trán đau, khuỷu tay đau. Nằm ở bên phải
3. Vũ Hải
Tác dụng: Trị đầu đau, giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tai bên Trái.
4. Cốt Cường
Tác dụng: Trị đau đầu, giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tay bên trái.
5. Mạnh Không
Tác dụng: Trị đầu đau, trán đau, chân mày đau, khuỷu tay đau. Giảm các kích thích do bấm huyệt vùng vai và tay bên phải.
6. Án Khôi
Tác dụng: Trị đau nửa đầu. Vùng thái dương đau, cổ tay, bàn tay, ngón tay đau. Giải kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và tay. Nằm ở bên phải.
7&8. Tam Huyền
Tác dụng: Trị liệt mặt, đau dây thần kinh V (tam thoa) và VII, hắt hơi nhiều, đau đầu và ngất.
9. Chí Đắc
Tác dụng: Dùng trong cấp cứu khi ngất. Trị liệt mặt (liệt dây thần kinh VII ngoại biên), nhất là méo vùng môi trên (nhân trung).
Dùng để giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng vai và lưng (sau khi bấm huyệt xong, do kích thích đưa vào nhiều, bệnh nhân cảm thấy 2 vai và vùng sau lưng mỏi, bứt rứt khó chịu…)
10. Chí Tôn
Tác dụng: Trị miệng méo. Hám dưới cứng không há ra được. Giải huyệt vùng ngực.
11&12.Trụ Cột Hồi Sinh
Tác dụng: Cấp cứu hồi sinh, hồi sức. Giải huyệt toàn thân (giảm kích thích do bấm huyệt gây ra), thường để kết thúc trị liệu.
18 huyệt ở đầu khác
13. Án Tinh
Tác dụng: Làm sáng mắt, trị đau đầu, vùng thái dương đau.
14. Cao Thống
Tác dụng: Trị đầu đau do chấn thương và nguyên nhân khác. Dùng để giải huyệt toàn thân (Thay huyệt chí cao khi người bệnh bị chứng yếu tim không thể sử dụng huyệt Chí Cao được).
15. Chí Cao
Tác dụng: Trị đau đầu do chấn thương và nguyên nhân khác. Dùng để giải huyệt toàn thân.
16. Chú Thế 1-2-3
Tác dụng: Trị bệnh hay khóc do di chứng tai biến mạch máu não hoặc tâm thần.
17. Cô Thế
Tác dụng: Trị đau đầu dữ dội, đầu đau vào buổi sáng mùa đông, do cảm.
18. Đắc Chung
Tác dụng: Trị liệt mặt, miệng méo. Lưỡi không thè ra được (do tai biến não).
19. Khô Giáo
Tác dụng: Trị mắt mờ, đau đầu, khớp hàm đau.
20. Khô Lạc 1
Tác dụng: Trị mắt mờ, đau đầu, tai điếc, câm, lưỡi bị rụt lại.
21. Khô Lư
Tác dụng: Làm tay ngừng run.
22. Khô Ngu
Tác dụng: Trị bệnh cười (không tự chủ).
23. Mạnh Án
Tác dụng: Trị tai điếc, tai ù, mắt xếch.
24. Mạch Nhĩ
Tác dụng: Trị tai điếc, mắt bị xếch.
25. Mạnh Thế
Tác dụng: Trị tay run, bệnh múa vờn.
26. Thốn Chung
Tác dụng: Trị miệng méo (liệt mặt).
27. Trụ Cột
Tác dụng: Giải cảm, vai đau, lưng đau và cổ cử động khó khăn.
28. Trung Nhĩ
Tác dụng: Trị đầu đau, tai ù, điếc, nghe không rõ, mí mắt sụp.
29. Ung Hương
Tác dụng: Trị tai ù, cổ cứng, đầu đau, máu tụ ở đỉnh đầu do chấn thương (ngồi phịch xuống) ở vùng mông, mũi nghẹn.
30. Xàng Lâm
Tác dụng: Trị tai ù, đỉnh đầu đau.
30 huyệt Thập thủ đạo ở đầu tập trung giải quyết trị đau đầu, biến chứng liệt do tai biến mạch máu não, câm điếc, thần kinh và giải huyệt. 1 số huyệt cũng giúp khuôn mặt trở nên xinh đẹp và hài hòa hơn: Mạnh Nhĩ, Trung Nhĩ.
2. Huyệt Thập Thủ Đạo Ở Thân
Tiếp theo phần 1: Đầu, chúng ta cùng tìm hiểu hệ thống huyệt ở phần 2: Thân gồm 46 huyệt.
46 huyệt Thập Thủ Đạo ở thân
31. Á Mô
Tác dụng: Trị răng hàm đau, vùng mặt và hàm đau câm, kèm trạng thái môi bị vênh lên, lưỡi rụt vào trong.
32. Ấn Suốt
Tác dụng: Dẫn máu xuống nuôi cơ tay bị teo. Tay không dơ lên được. Tay không với ra phía sau được.
33. Ấn Tinh
Tác dụng: Dẫn máu lên mặt để trị trường hợp chấn thương ở mặt. Tay chân múa vờn.
34. Bạch Lâm
Tác dụng: Trị cổ vẹo, cổ cứng khó xoay xở. Cột sống bị trở ngại, tổn thương (thoái hóa cột sống cổ, gai đốt sống cổ, chấn thương đốt sống cổ…). Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía rước được
35. Chí Ngư
Tác dụng: Trị tay không dơ lên cao được (do chấn thương) dẫn máu vào gan (làm tăng chức năng gan, trị bệnh viêm gan mạn, viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ…)
36. Chu Cốt
Tác dụng: Chỉ dùng để khóa (đè ngón tay vào), không cho máu dẫn xuống khi bấm huyệt Chí Ngư. Khóa huyệt Chu Cốt, bấm Ngũ bội tay sẽ dẫn kinh khí xuống ngón chân tương ứng phía đối nghịch (từ tay bên phải dẫn xuống chân trên trái và ngược lại).
37. Dĩ Mạch
Tác dụng: Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.
38. Đô Kinh
Tác dụng: Trị tay không dơ lên cao được. Đau khớp vai, vai cử động bị hạn chế.
39. Đoạt Thế (Phải) – Khư Nai (Trái)
Tác dụng: Trợ sức (làm tăng sức). Cấp cứu khi thiếu máu ở vùng đầu, mặt (do chấn thương).
40. Hoàng Ngưu
Tác dụng: Dẫn máu lên mặt và xuống tay.
41. Hồi Sinh Thân Thể
Tác dụng: Hồi sinh cấp cứu, trị tay không giơ lên cao được, không đưa ra phía trước được.
42. Khắc Thế
Tác dụng: Trị câm do lưỡi thụt vào trong, môi vênh lên.
43. Khiên Thế
Tác dụng: Trị trẻ nhỏ bị liệt chi dưới. Làm cho chân co duỗi được.
44. Khô Ngân
Tác dụng: Dẫn máu lên vai và đầu. Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.
45. Khô Thốn
Tác dụng: Trị bụng phình trướng. Làm cho chân duỗi thẳng ra.
46. Khôi Lâu
Tác dụng: Làm dãn gân cánh tay và ngón tay, làm duỗi tay ra.
47. Khu Chè
Tác dụng: Trị bong gân chân và khớp háng cùng bên, nằm ở bên phải.
48. Khư Hợp
Tác dụng: thường dùng để trị liệt chi dưới ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi
49. Khư Nai (Trái)
Tác dụng: Trợ sức, cấp cứu khi thiếu máu ở vùng đầu mặt do chấn thương.
50. Khu Trung
Tác dụng: Trị bong gân chân và khớp háng cùng bên
51. Khương Thế
Tác dụng: Trị cổ vẹo , cổ cứng khó xoay trở. Cột sống bị trở ngại, tổn thương (thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt cột sống cổ, chấn thương đốt sống cổ…) trị cánh tay không dơ cao lên được, tay không đưa ra phía trước được.
52. Lâm Quang
Tác dụng: Trị cổ cứng, khó xoay (quay), hạch cổ bị sưng, mệt mỏi (trợ sức).
53. Mạch Chung
Tác dụng: Làm dãn cơ vai, giúp dễ thở. Trị tay không giơ lên cao được, suyễn, động kinh.
54. Mạnh Công
Tác dụng: Trị lưng đau, trẻ nhỏ bị liệt chi dưới, cổ mềm yếu.
55. Mạnh Lực
Tác dụng: Trị tay không giơ lên cao được, tay không đưa ra phía sau được.
56. Mộc Đoán
Tác dụng: Trị đầu cổ lắc lư do chấn thương. Trẻ nhỏ bị bại liệt hoặc xương mềm yếu khiến cho cổ mềm yếu xuống, không ngóc cổ lên nổi
57. Mộng Lâm
Tác dụng: Trị hạch trong nách và ngực. Tuyến vú viêm (tia sữa tắc) lồng ngực nhô cao.
58. Ngư Hàn
Tác dụng: Trị mất ngủ
59. Ngũ Thốn 1
Tác dụng: Trị mu bàn chân sưng. Bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong vùng gân Achile; Liệt chi dưới.
60. Nhật Bạch
Tác dụng: Dẫn máu cấp cứu, đưa máu lên đầu. Trị các chứng thiếu máu não, váng đầu, hoa mắt, ù tai… (thiểu năng tuần hoàn não).
61. Nhị Môn
Tác dụng: Trị liệt vùng cổ, lưng và chân.
62. Ô Mạc
Tác dụng: Làm xẹp gân, hạch sưng từ vùng vú lên đến cổ, lao hạch (loa lịch – tàng nhạc).
63. Tam Giác
Tác dụng: Trị mặt bị sưng, Tay sưng
64. Tam Kha
Tác dụng: Dẫn máu lên vai và đầu. Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.
65. Tam Phi
Tác dụng: Làm duỗi cơ bị co rút, trị bụng đầy hơi, làm 2 chân duỗi ra.
66. Tân Khương
Tác dụng: Trị thần kinh tọa đau, đầu lắc lư do chấn thương vào vùng hông bên phải, trẻ liệt chi dưới, cổ mềm yếu.
67. Thái Lâu
Tác dụng: Dẫn máu nuôi tay. Trị tay không giơ lên cao được, phía sau được. Tác dụng đến lưỡi để giải rối loạn ở lưỡi. Trị bong gân vùng tay.
68. Thiên Lâu
Tác dụng: Hồi sinh mạnh. Dùng cấp cứu khi trụy tim mạch. Cắt cơn động kinh.
69. Thổ Quang
Tác dụng: Trị mất ngủ
70. Thủ Mạnh
Tác dụng: Trị câm không đếm được số 7, dẫn máu xuống tay.
71. Tố Ngư
Tác dụng: Trị vùng cổ mềm yếu, trẻ nhỏ hạch vùng cổ (kết hạch lâm ba), làm tăng sức khỏe.
72. Tư Thế
Tác dụng: Trợ sức (trước khi bấm các huyệt trị ngất, nhức đầu). Giải các kích thích do bấm huyệt ở vùng ngực.
73. Túc Kinh
Tác dụng: Làm cổ cứng lên (mạnh cổ lên), làm tăng sức khỏe.
74. Túc Lý
Tác dụng: Trị lưng đau, liệt chi dưới ở trẻ nhỏ
75. Ung Môn
Tác dụng: Trị lưng đau, bại liệt ở trẻ nhỏ.
76. Vị Thốn
Tác dụng: Trị dạ dày đau, bung đau
3. Huyệt Thập Thủ Đạo ở Tay
Ở tay, chúng ta có 28 huyệt Thập thủ đạo, cùng tìm hiểu tên và công năng của từng huyệt này:
77. Ấn Khô
Tác dụng: Thông phế khí, trị suyễn nóng (nhiệt suyễn), làm ấm phế (trị suyễn lạnh – hàn suyễn).
78. Ấn Long
Tác dụng:
79. Chí Thế
Tác dụng: Trị ngất – hồi sinh ban ngày. Tăng tuần hoàn máu.
80. Dương Hữu
Tác dụng: Làm duỗi khủy tay. Dẫn máu xuống cánh tay và bàn tay – trị tay bj teo. Dẫn máu sang tay đối bên.
81. Giác Quan
Tác dụng: Trị cầu vai bị sệ xuống.
82. Huyền Nhu
Tác dụng: Dẫn máu xuống tay. Trị tay run, múa vờn.
83. Khiên Lâu
Tác dụng: Trị bàn tay bị bong gân, tay bị sưng, làm sáng mắt.
84. Khô Lạc 2
Tác dụng: Trị câm do chấn thương, dẫn máu nuôi tay bị teo.
85. Khóa Hộ Khẩu
Tác dụng: Tăng kích thích, điều chỉnh hướng kích thích. Truyền điện để tăng lực. Kiểm tra (theo dõi) lượng kích thích đưa vào.
86. Khôi Thế (Mạnh Trung)
Tác dụng: Làm dãn cơ vai, giúp dễ thở. Trị tay không giơ lên cao được, suyễn, động kinh.
87. Khư Thế
Tác dụng: Trị 5 ngón tay co quắp không duỗi ra được.
88. Khư Trung
Tác dụng: Trị câm do chấn thương. Tay không duỗi ra được.
89. Khung Côn
Tác dụng: Trị ho, câm không nói được.
90. Kim Ô
Tác dụng: Trị mí mắt bị sụp xuống
91. Lưỡng Tuyền
Tác dụng: Trị tay run, tay không dơ lên cao được. Cầu vai bị xệ (sụp) xuống.
92. Mạch Lạc
Tác dụng: Trị suyễn nóng, làm hạ sốt (nhiệt).
93. Mạnh Đới
Tác dụng: Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh âm).
94. Ngũ Bội Tay
Tác dụng: Tăng hưng phấn
95. Ngũ Đoán
Tác dụng: Trị đờm dãi ứ đọng, chống ói mửa.
96. Nhân Tam
Tác dụng: NT 1: dẫn truyền lên khiếu. NT2: chuyền khí từ bên mạnh sang bên yếu. NT 3: dẫn lên đầu.
97. Tam Tinh Tay
Tác dụng: Giảm ức chế
98. Tam Tuyền
Tác dụng: Trị mất ngủ, ngón tay 2 (trở) đau, cứng khó co duỗi.
99. Thể Dư
Tác dụng: Trị mô thịt ở hộ khẩu (trái chanh) bị teo, chi dưới liệt.
100. Thu Ô
Tác dụng: Trị lưỡi tụt lại, lưỡi không thè ra được (do tai biến mạch máu não…)
101. Trạch Đoán
Tác dụng: Làm duỗi khủy tay, tại tay không duỗi ra được, tay xoay xở khó khăn. Câm không đếm được số 4.
102. Tứ Thế
Tác dụng: Trị câm điếc, động kinh, thần kinh suy nhược.
103. Tuyết Ngư
Tác dụng: Trị mất ngủ
104.Vị Trường Điểm
Tác dụng: Trị đau dạ dày, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.
4. Huyệt Thập Thủ Đạo Ở Chân
Ở chân có 47 Huyệt Thập Thủ Đạo, tên và công năng từng huyệt bao gồm:
105. Án Cốt
Tác dụng: Trị lưng vẹo, lưng lệch hoặc lồi qua 1 bên.
106. Án Dư
Tác dụng: Làm mềm bướu (dùng trong trường hợp bướu độc – Bazedow).
107. Án Dương
Tác dụng: Trị rong huyết, rong kinh, băng huyết nhiều và nặng.
108. Án Tọa
Tác dụng: Trị lưng bị cụp (cụp sống lưng), cột sống đau do chấn thương, kinh nguyệt rối loạn không đều, chân khôi duỗi ra được, chân run.
109. Bí Huyền
Tác dụng: Dùng để khóa khi bấm các huyệt Ngũ Bội chân trong điều trị chứng liệt chi dưới. Có thể làm chân rung giật, chống teo liệt.
110. Khung Côn
Tác dụng: Trị chân sưng, chân phù. Làm cho thông tiểu.
111. Đắc Quan
Tác dụng: Dẫn máu mạnh xuống – dùng trong trường hợp chi dưới bị teo, liệt.
112. Đinh Tử
Tác dụng: Trị chi dưới liệt. Bàn chân quặp vào trong. Hồi sinh (trợ sức) ban đêm (18h tối đến 6h sáng)
113. Đối Nhãn
Tác dụng: Trị mi bị sụp xuống, mắt lác (lẻ). Tác dụng vào tai làm cho tai nghe rõ hơn.
114. Gân Achille
Tác dụng: Trị bong gân vùng mắt cá chân.
115. Giắc Khí
Tác dụng: Trị huyết trắng (đới hạ), sa tử cung, trong điều trị băng huyết nhẹ.
116. Hữu Môn
Tác dụng: Trị huyết trắng (đái hạ), sa tử cung, trong điều trị băng huyết nhẹ.
117. Khô Lân
Tác dụng: Tác động vào cơ 2 đầu đùi (cùng bền), gây rung giật cơ đùi.
118. Khô Lưu
Tác dụng: Trị câm doi môi vênh cong lên (san chấn thương do di chứng tai biến mạch máu não…). Miệng không mím lại được. Lưng đau không cúi ngửa được.
119. Khô Thống
Tác dụng: Trị cổ chân bị bong gân
120. Khóa Khô Khốc
Tác dụng:
Khô khốc 1: Dàn kinh khí cục bộ
Khô khốc 2: Thường chỉ mang tính dẫn truyền ở cục bộ hoặc chuyền kích thích sang phía chân bên.
Khô khốc 3: Dẫn kích thích đi từ dưới lên trên. Ngăn bớt hiệu quả của các kích thích đối với các vùng dễ gây nguy hiểm như mắt, tim, đầu… khi cần đưa kích thích lên đầu, mặt…
121. Khóa Khô Khốc Trong
122. Khô Khốc Giữa
Tác dụng: Trị rối loạn vận động mắt lác (lé), mắt trợn ngược, mắt lúc nào cũng nhìn xuống.
123. Khoeo
Tác dụng: Thường dùng để khóa phối hợp:
Khoeo 1: Làm co và duỗi chân
Khoeo 2: Làm lắc khớp háng – tác động vào vùng phổi.
Khoeo 3: Làm chân nâng cao, duỗi bàn chân.
124. Khôi Thế 2
Tác dụng: Trị phong thấp, tê thấp. Chảy nước dãi, đờm nhiều.
125. Khu Phong
Tác dụng: Khu phong trừ thấp. Trị đầu gối sưng đau, bong gân. Làm đầu gối cử động dễ. Làm khớp háng khép lại.
Khu phong 1: Làm khép khớp háng
Khu phong 2: Làm giãn khớp háng.
Khu phong 3: Làm giãn cơ đầu gối.
126. Khúc Kỳ
Tác dụng: Trị mắt mờ do chấn thương. Chân rung, chân khó bước. Làm tan máu bầm ở chân.
127. Kim Nhũ
Tác dụng: Trị bong gân ở cổ chân.
128. Kim Quy
Tác dụng: Làm tan máu bầm ở chân (do bong gân). Làm giãn gân co rút chân, trị bàn chân vểnh (lệch) ra ngoài. Trị bụng đầy hơi. Làm lưỡi co ngắn lại. Trị thần kinh tọa đau, nhất là vùng gót (do thần kinh ở S1 bị chèn ép).
129. Mạch Kinh
Tác dụng: Trị kinh nguyệt không đều, băng huyết vừa.
130. Mạch Tiết
Tác dụng: Trị suyễn nóng (nhiệt), làm hạ huyết áp, làm hạ sốt (nhiệt nóng), sốt cao co giật.
131. Mạch Đăng
Tác dụng: Trị lưng đau. vùng cột sống lên đỉnh đầu bị trở ngại, đau. Mi mắt bị sụp.
132. Mạnh Qua
Tác dụng: Trị bí tiểu cơ năng.
133. Mạnh Túc
Tác dụng: Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua). Vùng trung vị bị bệnh.
134. Mạnh Tuế
Tác dụng: Trị tai ù, điếc, lưỡi bị rụt.
135. Ngũ Bội Chân
Tác dụng: Ngũ bội chân
136. Ngũ Kinh
Tác dụng: Trị bụng đau do lạnh, làm rung chuyển vùng Bí huyền 1 và gân Tả hậu môn.
137. Ngũ Thốn 2
Tác dụng: Trị đại tiện bí, táo bón.
138. Ngưu Tuyền
Tác dụng: Trị mu bàn chân sưng, bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong vùng gân Achile, liệt chi dưới.
139. Nhâm Tuế
Tác dụng: Kích thích thận, làm thông tiểu, trị phù thủng, tiểu gắt, làm giảm sưng ở mặt và tay.
140. Nhất Thốn
Tác dụng: Trị thần kinh tọa (hông) đau, nhất là đau từ mông lan xuống gót chân (do Si bị chèn ép).
141. Tả Hậu Môn
Tác dụng: Trị bí tiểu, chân co quắp, đau cột sống, khóa hãm khi chân bị kích thích, rung giật.
142. Tả Nhũ
Tác dụng: Trị bong gân vùng cổ chân.
143. Tá Trạch Dưới
Tác dụng:
Tả trạch dưới 3: Làm dạng khớp háng
Tả trạch dưới 2: Làm co duỗi đầu gối
Tả trạch dưới: Làm dãn gân Achile, khớp cổ chân và bàn chân.
144. Tá Trạch Trên
Tả trạch trên 1: Làm dãn gân Achile, gân cơ cổ chân và khớp bàn chân.
Tả trạch trên 2: Làm co duỗi đầu gối.
Tả trạch trên 3: Làm dạng khớp háng.
145. Tam Tinh Chân
146. Thốn Ô
Tác dụng: Làm dãn gân co rút ở chân, trị chân bị bong gân, trị bàn chân vẹo ra ngoài hoặc quặp vào trong. Tác dụng vào mũi, lưỡi, cổ.
147. Thốn Ô 2
Tác dụng: Làm dãn gân co rút ở chân, trị chân bị bong gân, trị bàn chân vẹo ra ngoài hoặc quặp vào trong. Tác dụng vào mũi, lưỡi và cổ.
148. Tinh Ngheo
Tác dụng: Trị bụng đầy hoi, vùng dạ dày bị lạnh, vùng hạ vị đau, trong điều trị dạ dày.
149. Túc Mô
Tác dụng: Trị bong gân ở vùng mu bàn chân, mu bàn chân sưng.
150. Xích Thốn
Tác dụng: Làm nâng chân lên hoặc làm rung giật chân.
151. Xích Tuế
Tác dụng: Trị hạc cổ ở bên đối diện, làm dãn gân ở chân dối diện.
5. Tổng quan 151 Huyệt Thập Thủ Đạo trên cơ thể người
—
Bạn đọc giả và kỹ thuật viên Bấm huyệt Thập thủ đạo có thể tìm mua bộ tranh về 151 Huyệt Thập Thủ Đạo – Giá 300,000đ/bộ qua Hotline/Zalo: 0977661062 hoặc Fanpage Trung tâm YHCT CTA: https://www.facebook.com/yhctcta/.
Bấm huyệt thập thủ đạo là một phương pháp trị liệu tiềm năng bệnh được nghiên cứu, kế thừa và ứng dụng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng YHCT CTA. Phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo được phát minh bởi Cố lương y Huỳnh Thị Lịch với 10 đường kinh tam tinh ngũ bội và 167 huyệt đạo. Phương pháp này hiện đang được Trung tâm YHCT CTA nghiên cứu, ứng dụng trị liệu, tập huấn Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải thiện sức khỏe thể chất của người Việt.
1. Tìm hiểu về thập thủ đạo
Tên gọi THẬP THỦ ĐẠO & thập thủ đạo.
THẬP THỦ ĐẠO: Thập = 十10, Thủ = 手cánh tay, Đạo = con đường & phương pháp.
thập thủ đạo: Thập = 十10, CHỈ = ngón tay指 , ngón chân趾, Đạo = con đường & phương pháp.
Trước đây bà Huỳnh Thị Lịch đặt tên cho bộ môn này là Thập Thủ Đạo, nhưng trong quá trình bấm huyệt, bà đã đổi tên là thập thủ đạo để lột tả hết tính chất, ý nghĩa và đặc thù của bộ môn.
2. Lịch sử hình thành thập thủ đạo – Huỳnh Thị Lịch
2.1. Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch
Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch, tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh ngày 04/10/1914 (nhằm ngày 15 tháng 8 năm Giáp Dần) tại huyện Hành Thiện, tỉnh Nam Định.Mẹ bà mất sớm năm 11 tuổi đã theo người làng vào đồn điền cao su Quảng Lợi, Nam Bộ. Bà được một người đàn ông ở lò võ Bình Định cưu mang và nhận làm con nuôi. Từ đó, bà được ông dạy cho một số huyệt đạo theo môn võ này.Bà có thời gian được sống tại Pháp, Nhật, Pakistan, Trung Quốc Tại Đông Hồi của Pakistan (Ấn Độ), bà gặp một người và nhận ông là cha nuôi, ông truyền dạy cho bà về các huyệt đạo, kết hợp với những gì bà đã học hỏi và nghiên cứu được qua quá trình đi chu du các nước (các huyệt đạo của Ấn Độ, môn võ Bình Định, kinh mạch của Trung Quốc).Vào khoảng đầu những năm 1950, Cố lương y Huỳnh Thị Lịch đã phát minh ra phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo gồm 10 đường kinh tam tinh ngũ bội và 167 huyệt đạo, nhưng bà chỉ mới công bố 151 huyệt, còn lại 16 huyệt vẫn chưa được công bố.
Năm 1980 – 1985 Lương y Huỳnh Thị Lịch công tác tại bệnh viện YHCT tỉnh Tiền Giang.Đầu năm 1983 lớp học đầu tiên về môn Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo được triển khai ở Tiền Giang. Bà đã đào tạo 9 khóa cho đội ngũ các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Thuận Hải và 2 khóa dành cho ngành y tế Bộ Nội Vụ và Tổng Cục Quân Y.Cuối đời Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch sống tại nhà số 4, lô B1, cư xá 30-4, đường D1, sát chợ Văn Thánh, quận Bình Thạnh, TP HCM và mất ngày 20/1/2007 tại đây, hưởng thọ 87 tuổi.Hiện nay bàn thờ của bà được đặt ở nhà của ông Tam Kha (một học trò của bà), số 7 đường 9B khu A-KĐT An Phú, An Khánh, Quận 2, TP.HCM.
2.2. Sự khác biệt của phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo trong chữa bệnh Y học cổ truyền
Trên thế giới hiện nay, phổ biến 3 loại hình bấm huyệt:
Bấm huyệt kinh điển: Thay vì dùng kim châm thì dùng ngón tay kích thích (bấm) vào huyệt, phương pháp này phổ biến ở các nước có truyền thống sử dụng châm cứu (nhất là các nước vùng Đông Á).
Bấm vào các điểm (huyệt) ở vùng phản xạ theo hệ thống phản chiếu (reflexology) ở các vùng bàn tay, bàn chân,… nổi bật nhất là trường phái ở Mỹ, châu Âu với E.Ingham, M.Carter.
Bấm theo kinh nghiệm riêng, đặc biệt trong võ thuật, phổ biến nhiều ở Nhật Bản (Shiatsu) hay Ấn Độ (Ayurveda).
Bấm huyệt thập thủ đạo: phương pháp bấm huyệt trên hệ thống 10 đường kinh thập thủ đạo chạy dọc trên toàn bộ cơ thể do Lương y Huỳnh Thị Lịch phát minh và ứng dụng có thể coi là phương pháp bấm huyệt phổ biến hiện đang được nhiều người biết đến vì tính hiệu quả trị liệu cao.Bấm huyệt thập thủ đạo hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng trị liệu an toàn hiệu quả tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Y học cổ truyền. Phương pháp trị liệu này được Lương y Đỗ Tuấn Nam, nghiên cứu và phát triển nhằm trị liệu, phục hồi và chữa lành với các học viên và bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới xương khớp (thoát vị đĩa đệm, đau lưng, cong vẹo lưng, hội chứng chùm đuôi ngựa) và 1 số bệnh khác như: tự kỷ, gai thị giác, liệt tay chân, u lưỡi, mất ngủ…
3. Tác động của bấm huyệt thập thủ đạo với các tổ chức trong cơ thể người
Các tổ chức trong cơ thể người bao gồm:
Da và tổ chức dưới da
Vùng phản xạ
Hệ cơ gân khớp
Hệ tuần hoàn, hô hấp
Hệ bạch huyết
Hệ tiêu hóa
Hệ thần kinh
Hệ kinh lạc
Hệ mạch máu
>>> Phương pháp bấm thập thủ đạo chủ yếu dựa trên hệ thần kinh, hệ kinh lạc và hệ mạch máu.
3.1. Hệ thần kinh
Bấm huyệt thập thủ đạo có khả năng tác động đến những hoạt động cơ bản của vỏ não, ảnh hưởng đến quá trình hưng phấn, ức chế, đồng thời có tác dụng điều chỉnh rõ rệt những hoạt động của hệ thần kinh thực vật, cải thiện các chức năng của nội tạng.Phản xạ thần kinh giúp cho bệnh nhân chóng khỏi bằng cách kích thích để tiết ra endorphins từ não bộ, một loại thuốc giảm đau tự nhiên, rất dịu và hiệu quả hơn hẳn morphine.Cung phản xạ bấm huyệt tác động tới hệ thần kinh bao gồm:Việc bấm huyệt nhẹ nhàng theo tần số nhất định, sẽ tạo ra những xung động hưng phấn đối với các dây thần kinh, các Synac thần kinh sẽ có thể hoạt hóa trở lại nhờ ở sự kích thích tiết ra các chất hóa học trung gian dẫn truyền xung động các Synac đó.
Bấm huyệt và day huyệt với thao tác nhanh, mạnh thì có tác dụng kích thích thần kinh, gây co cơ hoặc làm cho cơ nhão được chắc lên.
Bấm day nhẹ, chậm, gây đau êm thì lại có tác dụng an thần, giảm hưng phấn tại chỗ, làm cho gân cơ thư giãn, bớt co cứng, bớt đau.
Do đó bấm huyệt thập thủ đạo có tác dụng rất tốt giúp an thần, trị mất ngủ hay ngủ quá nhiều, tự kỷ, các bệnh về liệt thần kinh.
3.2. Hệ kinh lạc
Hệ kinh lạc là hệ thống đường vận hành của khí huyết toàn thân bao gồm kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính và thẳng, tuần hành ở sâu. Còn lạc mạch là đường ngang như hệ thống võng lưới tuần hành ở nông. Những phủ tạng cơ quan trong cơ thể và da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất là nhờ chức năng của kinh lạc.Sự khác biệt giữa hệ kinh lạc châm cứu kinh điển và thập thủ đạo:
Hệ thống châm cứu kinh điển có Hệ Kinh Lạc với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh.
Hệ thống kinh lạc bấm thập thủ đạo:
Có một hệ thống kinh lạc riêng.
Hệ kinh lạc của bấm thập thủ đạo chỉ có 10 đường kinh. Đây là sự khác biệt rõ nét nhất giữa 2 hệ thống kinh lạc.
Đường kinh thập thủ đạo gọi tên theo vị trí trong ngoài. Bên ngoài gọi là ngũ bội, bên trong gọi là tam tinh. Trong khi đó, hệ kinh lạc châm cứu gọi tên theo tạng phủ liên hệ.
Đường kinh thập thủ đạo
Đường kinh châm cứu kinh điển
Bắt đầu
Giữa móng
Bờ gốc móng
Huyệt vị
Không có huyệt
Có huyệt trên các đường kinh
Liên hệ giữa các kinh
Không có sự nối kết với các kinh khác
Nối với các đường kinh khác qua các lạc huyệt
Đường kinh
Đường kinh ngũ bội ở mặt ngoài tayĐường kinh tam tinh ở mặt trong tay
Kinh dương ở mặt ngoài tayKinh âm ở trong tay
3.3. Hệ mạch máu
Có ba loại mạch máu chính:
Động mạch mang máu đi từ trái tim
Các mao mạch giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô
Các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch về phía tim.
Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, các chất khí và hormone từ tế bào này đến tế bào khác trong khắp cơ thể.
Máu không những vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất khí từ bộ phận cơ thể khác mà còn có những nhiệm vụ như một phương tiện liên lạc bằng các cách truyền đạt các thông tin hóa học trong các nhóm hormone từ các tuyến nội tiết đến cơ quan và mô.
Nếu không đủ máu, hoặc thiếu máu, các cơ quan tạng phủ sẽ bị suy yếu dẫn đến bệnh, các gân cơ không được máu nuối dưỡng sẽ dẫn đến tê mỏi, liệt, teo.
Môn bấm huyệt thập thủ đạo có những huyệt có tác dụng dẫn máu khá đặc biệt mà các môn khác không có: Kỹ thuật viên bấm huyệt thập thủ đạo có thể dùng thủ pháp dẫn máu lên, xuống hoặc đến bất cứ bộ phận, cơ quan nào cần đến.Điều này có thể thấy rõ hiệu quả trong việc điều trị phục hồi di chứng bại liệt: Nhiều chi hoặc bộ phận nào đó bị teo, liệt (do không có máu dẫn đến) đã phục hồi rất nhanh sau khi bệnh nhân được dùng phương pháp dẫn máu đến các vùng được bấm. Đây cũng là sở trường khiến cho bà Lịch nổi tiếng trước đây.
Video bấm huyệt phục hồi bại liệt cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
Ngoài ra, bấm huyệt thập thủ đạo cũng có tác động tích cực toàn diện tới các hệ thống tổ chức khác trên toàn cơ thể:
3.4. Da và tổ chức dưới da
Bấm huyệt thập thủ đạo có khả năng tăng cường quá trình hô hấp, dinh dưỡng và thải chất cặn bã của da nhờ đó giúp cho da và tổ chức dưới da nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh các rối loạn hoặc tổn thương bệnh lý.
3.5. Vùng phản xạ
Phản xạ Nội tạng – da: Một cơ quan, tạng phủ bên trong, khi có sự thay đổi khác thường thì các mạch máu chi phối nội tạng đó sẽ căng lên, biểu hiện lên ở phần da có quan hệ với nội tạng đó và nếu ấn vào đó sẽ thấy đau, đó là hiện tượng “phản xạ của nội tạng lên mặt da”. Phản xạ Da – nội tạng: Khi tác động lên một số vùng da, những tác động đó có thể dẫn truyền và tạo phản ứng kích thích đối với cơ quan, tạng phủ tương ứng ở bên trong.
3.6. Hệ cơ, gân, khớp
Bấm huyệt có tác dụng làm cho những cơ mệt mỏi sớm được phục hồi, cơ được nuôi dưỡng tốt, phòng chống được tình trạng teo cơ, co cứng, phù nề, nâng cao khả năng lao động của cơ.Bấm huyệt có tác dụng tăng tính co giãn, hoạt động của gân, dây chằng, tác động đến quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp có tác dụng chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi chức năng vận động của khớp.Bấm huyệt thập thủ đạo điều chỉnh hệ cơ gân khớp cho bệnh nhân:
3.7. Hệ tuần hoàn và hô hấp
Bấm huyệt có thể làm tăng tốc độ và lượng máu tuần hoàn, tăng cường quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào. Các tổ chức được cung cấp oxy là chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các rối loạn cơ năng hoặc hồi phục các tổn thương thực tế.Trong chữa bệnh, nếu biết tác động vào các huyệt vị phù hợp, có thể làm tăng hay giảm huyết áp, có thể điều chỉnh lại đến mức cân bằng sinh lý.
Bấm huyệt thập thủ đạo làm lưu thông khí và máu, tăng cường khả năng hô hấp, làm đẹp da, chữa đau cổ vai gáy, hoa mắt chóng mặt.Khi bấm huyệt trên da sẽ tác động đến các trung khu hô hấp, tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Bấm huyệt có thể làm các tiểu phế quản và các phế nang giãn hoặc co lại.Tác động vào các đốt sống cổ 4,5 sẽ gây phản xạ cổ. Nếu tác động vào các đốt sống lưng 6,7,8 sẽ làm giãn phổi.
3.8. Hệ bạch huyết
Bạch huyết lưu thông trong hạch mạch nhờ sự co rút của cơ rồi đi vào tĩnh mạch.Bấm huyệt làm tăng cường lưu thông tuần hoàn bạch huyết, có thể làm tiêu giảm các hiện tượng sưng nề ứ đọng trong cơ thể.
3.9. Hệ tiêu hóa
Bấm huyệt có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Nếu kích thích mạnh có thể làm tăng tiết dịch, kích thích vừa hoặc nhẹ làm giảm tiết dịch.Bấm huyệt có thể làm giảm hoặc cắt đứt cơn đau quặn do rối loạn tiêu hóa, do viêm tiểu trường, viêm đại trường.
4. Bấm huyệt thập thủ đạo trị liệu tiềm năng bệnh
Với tác động toàn diện lên cơ thể, bấm huyệt thập thủ đạo sẽ giúp cho cơ thể phục hồi và chữa lành nhanh chóng, nuôi dưỡng năng lực tự phục hồi của cơ thể.Bấm huyệt thập thủ đạo có khả năng trị liệu 64 tiềm năng bệnh, đặc biệt hiệu quả:Hỗ trợ điều trị
Khai thông kinh khí: Ngũ bội và tam tinh
Ổn định thần kinh
Ổn định tim mạch
Chuyển kích thích
Bơm máu lên mặt, đầu, tay chân
Bệnh trên mặt
Mắt sưng, đau
Mặt lạnh – mất cảm giác
Liệt mặt
Cứng hàm
Bệnh hô hấp
Hen suyễn
Đờm nhiều
Bệnh tiết niệu
Bí tiểu
Bệnh tiêu hóa
Bí đại tiện
Nôn mửa, ợ hơi, ợ chua
Bụng đầy chướng, đau dạ dày
Bệnh tuần hoàn
Huyết áp cao
Huyết áp thấp
Đau đầu
Chóng mặt (rối loạn tiền đình)
Choáng, ngất
Thiểu năng tuần hoàn não
Lạnh tay – chân
Bệnh ngũ quan
Ù tai, điếc tai
Mắt sưng đau đỏ
Mắt lác
Sụp mi mắt
Bệnh cổ – vai – lưng
Cứng cổ, vẹo cổ
Các chứng đau lưng: Cụp lưng, lưng đau, vẹo lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa
Xệ vai
Bong gân vùng vai
Bệnh nam – nữ
Trị liệt dương
Băng huyết, khí hư, kinh nguyệt không đều
Sa tử cung
Bệnh chân – liệt chi dưới
Đau chân tổng quát
Bong gân vùng chân
Đau háng
Đau đầu gối
Đau khoeo chân
Đau bàn chân
Chân quặp vào trong – chân vểnh ra
Chân rung giật
Chân sưng phù
Chân tê mỏi
Liệt chi dưới: Liệt vùng háng, Rối loạn khớp háng, Liệt vùng đùi, Liệt vùng đầu gối, Liệt cẳng – cổ – bàn chân
Bệnh tay – liệt tay
Cứng khủyu tay, cứng bàn tay
Tay không đưa ra sau, trước được
Ngón tay co cứng, khó cử động
Bong gân vùng cánh tay, cổ tay
Bệnh thần kinh
Động kinh
Tự kỷ, hay khóc hay cười
Tay rung, tay múa vờn
Mất ngủ, ngủ nhiều
Chấn thương đầu
Bệnh phụ nữ
Điều trị di chứng liệt
Liệt mặt
Liệt, rối loạn vùng háng
Liệt vùng cổ chân, bàn chân, cẳng chân, đùi
Bệnh tai mũi họng
Câm điếc do chấn thương, môi vểnh
Lưỡi lệch một bên, lưỡi thụt vào, lưỡi thè dài
Bướu cổ
Bướu cổ lồi mắt
Viêm xoang mũi
Bệnh đờm nhiều, bệnh suyễn
Điếc
5. Tìm học bấm huyệt thập thủ đạo ở đâu?
Bởi tính ứng dụng rộng rãi không chỉ nhằm để trị liệu tiềm năng bệnh mà còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, ổn định và khỏe mạnh, nhiều bệnh nhân và học viên đã tìm hiểu học bấm huyệt thập thủ đạo tự trị liệu cho bản thân, gia đình và cộng đồng.Tại YHCT CTA cũng đang nghiên cứu và ứng dụng bộ môn bấm huyệt thập thủ đạo và khí công Kim Cang Thiền, do Lương y Đỗ Tuấn Nam bồi dưỡng kỹ thuật viên Bấm huyệt thập thủ đạo & Khí công dưỡng sinh – Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Học viên tham gia khóa học đa phần là những người mắc những bệnh mãn tính như đau vai gáy trị liệu 10 năm không khỏi, bị hẹp thực quản, trào ngược dạ dày, điều trị ở bệnh viện Bạch Mai không khỏi, trả về;… Sau khi được Lương y Đỗ Tuấn Nam chữa trị… mới sau 3 – 5 lần bấm huyệt (mỗi lần bấm huyệt cách nhau từ 1 – 2 ngày) các bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.
Ông Trần Sỹ Tần bị u lưỡi có tiến triển tốt sau 5 lần bấm huyệt
Ông Trần Sỹ Tần – bị u lưỡi, đã mổ lưỡi năm 2011, nay bệnh tái phát, bác sĩ đưa ra phương án phải cắt lưỡi và một phần hàm dưới. Tuy nhiên, nếu thực hiện cắt lưỡi, việc ăn – uống – nói sẽ rất khó khăn, ông và gia đình quyết định tìm đến Lương y Đỗ Tuấn Nam để chữa trị bằng bấm huyệt Thập Thủ Đạo. Sau khi thăm khám, thấy lưỡi co rụt lại, nói ngọng, đau nhức, mất ngủ, ăn uống khó khăn, không muốn ăn, Lương y Đỗ Tuấn Nam đã bấm huyệt khoảng 30 phút, ông Tần thấy khối u nhỏ hơn, lưỡi mềm, không đau nhức. Sau 2 – 3 lần bấm huyệt, ông Tần ăn uống tốt, ngủ ngon sâu giấc, sức khỏe của ông ngày một tốt lên. Sau 5 lần bấm huyệt lưỡi của ông Tần gần cân đều, chỉ còn một chút ở đầu lưỡi, hiện ông vẫn tiếp tục điều trị vào các ngày trong tuần…
Lương y Đỗ Tuấn Nam chữa bệnh cho các bệnh nhân bằng phương pháp Thập thủ đạo.Khóa học dành cho mọi người có mong muốn chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, hay công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm sóc con người đều có thể tham gia.
Chia sẻ của học viên K17 về khóa học bồi dưỡng Kỹ thuật viên Bấm huyệt thập thủ đạo và Khí công dưỡng sinh.Bạn có thể tìm hiểu về Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng YHCT CTA, khóa học Chăm sóc sức khỏe cộng đồng YHCT CTA và xem các video bấm huyệt trị liệu của Lương y Đỗ Tuấn Nam để tìm hiểu thêm về bấm huyệt thập thủ đạo.—>>> Báo chí nói gì về trung tâm:
Địa chỉ: Tầng 3, số 25, ngách 2, ngõ 208 Trần Cung, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Học phí: 7,000,000đ | 3 tháng học
Hotline đăng ký học: 0977661062
Phương pháp Bấm huyệt Thập chỉ đạo hay còn được gọi là Thập thủ đạo (Thập chỉ liên tâm) bởi Lương y Huỳnh Thị Lịch. Phương pháp Bấm huyệt thập thủ đạo chữa dứt điểm hoặc tạo tiến triển tốt với nhiều loại bệnh, đặc biệt với 5 loại bệnh: Câm, mù, bướu, liệt, suyễn…
Với phương châm “Chữa thân để dưỡng tâm” – Trung tâm YHCT CTA chiêu sinh lớp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo thực hành – Khí công dưỡng sinh, nhằm giúp nâng cao việc chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân và toàn bộ cộng đồng người Việt.
2. Những ai nên tham gia khoá học này?
Sinh viên: Đang theo học trong lĩnh vực Y học, Y học cổ truyền muốn năng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực hành để gia tăng cơ hội làm việc sau khi ra trường.
Thanh niên, trung niên: Mong muốn tìm hiểu cách thức hoạt động của cơ thể, hệ thần kinh nhằm đưa ra những phương pháp sống lành mạnh, trẻ khoẻ cho cá nhân và gia đình.
Người lớn tuổi: Mong muốn nâng cao kiến thức, bổ sung kỹ năng nhằm tự ổn định sức khoẻ của chính bản thân và những người thân trong gia đình, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
3. Lợi ích đặc biệt khi tham gia khoá học Bấm huyệt Thập thủ đạo thực hành – Khí công dưỡng sinh tại YHCT CTA
Nhận chứng chỉ hoàn thành khoá học (sau khi đã tốt nghiệp bài kiểm tra bấm huyệt thực hành), có thể bắt đầu đi làm ngay sau khi nhận chứng chỉ.
Cập nhật kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh qua bấm huyệt, rèn luyện sức khoẻ với khí công.
Thực hành bấm huyệt với bạn học và trên cơ thể bệnh nhân. Trong đó việc thực hành chiếm 50%.
Hệ thống tài liệu đa dạng và phong phú. Hơn 100 video về bấm huyệt thực hành trên bệnh nhân cho 44 bệnh và bài tập khí công dưỡng sinh.
Thời gian học ngắn, chỉ sau 3 tháng đã có thể chữa bệnh.
4. Nội dung chương trình học
Học giải phẫu cơ thể người
Hướng dẫn Khí công dưỡng sinh chữa bệnh
Học chữa 44 bệnh:
Khai thông kinh khí: Ngũ bội và tam tinh
Huyết áp
Bơm máu lên mặt, đầu, tay chân
Ổn định tim mạch, thần kinh, chữa ngất
Đau đầu
Chóng mặt (Rối loạn tiền đình)
Cổ cứng, vẹo
Đau nhức vùng vai
Cụp lưng, vẹo lưng
Đau thần kinh toạ
Đau lưng
Cứng khuỷ tay, cứng bàn tay
Tay không đưa ra sau trước được
Ngón tay co cứng, khó cử động
Xệ vai
Điều trị di chứng liệt
Liệt mặt
Liệt và rối loạn vùng háng
Liệt vùng đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân
Động kinh
Tự kỷ, hay khóc, hay cười
Tay rung, tay múa vờn
Mất ngủ, ngủ nhiều
Chấn thương mặt, mặt lạnh, mất cảm giác
Chấn thương đầu
Cứng hàm
Điều trị mắt lé
Mắt sưng đỏ đau
Câm điếc do chấn thương, do môi vểnh
Câm do bẩm sinh
Điếc
Lưỡi bị lệch một bên, lưỡi thụt vào, lưỡi thè dài
Bướu cổ
Bướu cổ lồi mắt
Viêm xoang mũi
Bệnh đờm nhiều, bệnh suyễn
Nôn mửa, ợ hơi, ợ chua
Bụng đày chướng, dạ dày sau
Bí tiểu, bí đại tiện
Băng huyết, khí hư, kinh nguyệt không đều
Sa tử cung
Bong gân vùng cánh tay, cổ tay
Bong gân vùng chân
Bong gân vùng vai
5. Hồ sơ học viên
Học viên đăng ký tham gia lớp học vui lòng chuẩn bị các tài liệu sau:
1 bản photocopy thẻ căn cước
1 sơ yếu lý lịch (Có xác nhận của địa phương hoặc đơn vị công tác)
1 đơn xin học
2 ảnh 4x6cm
6. Đăng ký tham gia khoá học
Tham gia khoá học chỉ với 3 bước đơn giản: Đăng ký -> Nhận cuộc gọi xác nhận -> Tham gia học. Trung tâm YHCT CTA sẽ liên lạc với bạn học viên sau 24 – 48h làm việc.
***Mọi thắc mắc liên quan tới khoá học, vui lòng đặt câu hỏi với Trung tâm YHCT CTA thông qua chatbox messenger hoặc hotline 0977661062.
Bằng tài năng và tấm lòng y đức, nhiều năm qua, lương y Đỗ Tuấn Nam đã bấm huyệt cho nhiều bệnh nhân khắp mọi miền của tổ quốc thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bại liệt, vẹo cột sống, thoái hóa, vôi gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, chân ngắn, chân dài, rối loạn tiền đình, …giúp họ trở về với cuộc sống vui khỏe, hạnh phúc hơn.
Không những được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề y chữa bệnh cứu người, thân sinh ra Lương y Đỗ Tuấn Nam là Bác sỹ, Lương y, Thầy thuốc Nhân dân Đỗ Tuấn Thanh là người học rộng, tài cao, là thành viên Hội Chữ Thập Đỏ Liên Hợp Quốc, chuyên gia chữa bệnh đi nhiều nước. Lương y Đỗ Tuấn Nam còn được đào tạo bài bản. Hiện lương y Đỗ Tuấn Nam là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Y học cổ truyền CTA – Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam được bạn bè, đồng nghiệp kính trọng, nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước kính mến và biết ơn sâu sắc. Bởi chính nhờ có Lương y Đỗ Tuấn Nam, đôi bàn tay diệu kì, với phương pháp chữa bệnh Thập thủ đạo an toàn không dùng thuốc, ông đã giúp họ thoát khỏi nỗi đau bệnh tật, vui khỏe trở lại.
Lương y Đỗ Tuấn Nam chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không dùng thuốc ít tốn kém
Bằng tài năng, vốn kiến thức, kinh nghiệm, cùng đôi bàn tay điêu luyện trong việc xoa bóp, bấm huyệt, thực hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc chữa bệnh của phương pháp thập thủ đạo chữa bệnh an toàn hiệu quả không dùng thuốc, lương y Đỗ Tuấn Nam đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khắp nơi trong và ngoài nước bị các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, chân ngắn chân dài, liệt người, hội chứng đuôi ngựa… rất hiệu quả, không cần phẫu thuật, tốn kém.
Nhiều trường hợp bệnh nhân rất khổ sở, chạy chữa nhiều nơi, dùng nhiều biện pháp, tốn kém nhưng bệnh tình vẫn không có tiến triển. May mắn được biết đến lương y Đỗ Tuấn Nam, họ lại được vui khỏe.
Trường hợp chị Nguyễn Lâm Viên bị đau lưng, cổ vai gáy do kết cứng cột sống 18 năm, chị đã đi khám chữa nhiều nơi nhưng không có kết quả. Tiêm thuốc chỉ được vài ngày lại đau mà chị lại bị đau dạ dày, béo phì. Chị Viên bị dính các khớp, xương sống dính thành một khối cứng đau không đi lại được, gáy không quay được, chị có uống thuốc, tiêm thuốc của bệnh viện lớn, trung ương 1 tháng nhưng không thấy đỡ, được người làng đã chữa khỏi mách đến thầy Nam. Sau khi được thầy Nam điều trị giờ gáy của chị cử động, có thể quay dễ dàng, lưng của chị mềm ra nhiều rồi, chị thấy dễ chịu và tiến triển rất tốt.
Quý vị xem video dưới đây để tìm hiểu câu chuyện điều trị của chị Nguyễn Thị Lâm.
Hay như trường hợp trường hợp cháu Ngô Quang Hiếu ở Sóc Sơn bị bại liệt do mổ não được lương y Nam chữa bằng phương bóp xoa bóp, bấm huyệt, thập thủ đạo đang có những tiến triển rất tốt.
Đối với những căn bệnh liệt, trường hợp. bệnh nhân Vũ Hồng Tiến – Đại tá quân đội, bị liệt 2 bàn chân 8 năm đi lại rất khó khăn do hội chứng đuôi ngựa. Sau khi được lương y Đỗ Tuấn Nam điều trị mấy tháng đã đi lại gần bình thường.
Anh Tiến vừa là bệnh nhân may mắn được thầy Nam chữa lành bệnh vừa là hội viên xuất sắc được thầy Nam giảng dạy. Mong anh sẽ lĩnh hội được nhiều tri thức để có thể tự chữa bệnh, rèn luyện sức khỏe cho mình và tham gia giúp đỡ, chữa bệnh cho mọi người.
Hay như bệnh nhân nữ người Pháp bị đau vai cổ gáy, chân ngắn chân dài, đau lưng. Sau khi được lương y Đỗ Tuấn Nam bấm huyệt chị đã khỏi sau 40 phút.
Ngoài điều trị hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, vẹo cột sống…rất hiệu quả lương y Đỗ Tuấn Nam còn hỗ trợ chữa trị hiệu quả các chứng bệnh về mắt, lương y có thể giúp làm sáng mắt, chữa lành bệnh viêm gai thị mắt, sụp mí mắt…mà không cần phẫu thuật giúp bệnh nhân có thể nhìn được, lấy lại vẻ đẹp của đôi mắt – cửa sổ tâm hồn mà vẫn đảm bảo sức khỏe, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, lâu bền của đôi mắt.
Trường hợp chị Dương Thị Ngọc Hòa bị viêm gai thị mắt cấp, bệnh không xác định, mắt không nhìn thấy gì. Bệnh nhân đã chữa ở bệnh viện 18 ngày không khỏi. Sau khi được người nhà – bệnh nhân đã được thầy Nam chữa khỏi giới thiệu, sau gần 2 tháng được thầy Nam chữa trị giờ mắt của chị Hòa tương đối tốt, chị đã đọc được chữ.
Niềm vui cho các bệnh nhân là lương y Nam ngày càng chữa trị hiệu quả nhiều chứng bệnh khác nhau, tiếng lành đồn xa, hữu xạ tự nhiên hương, bệnh nhân khắp nơi tìm về nhờ cậy thầy Nam chữa trị ngày một đông.
Lương y Đỗ Tuấn Nam không chỉ là vị lương y tài đức, mà còn là vị lãnh đạo, người thầy được bạn bè, đồng nghiệp, học viên kính mến tại Trung tâm CTA. Không chỉ chữa bệnh hiệu quả cho bệnh nhân, lương y Đỗ Tuấn Nam mong muốn giảng dạy truyền nghề, dạy phương pháp bấm huyệt thập thủ đạo cho mọi người, để mỗi chúng ta có thể là thầy thuốc của mình, tự chữa bệnh cho mình và giúp đỡ người khác. Những ai quan tâm và mong muốn học và ứng dụng phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không tốn kém, tiện lợi – phương pháp Bấm huyệt Thập Thủ Đạo có thể tham gia các lớp của thầy Nam vào các ngày thứ 3,5,7, CN tại trung tâm của thầy.
Với sứ mệnh “Lương y như từ mẫu”, Đỗ Tuấn Nam là người thầy kế thừa và phát huy tinh hoa của bộ môn chữa bệnh Thập thủ đạo – Không dùng thuốc nhưng vẫn khỏi bệnh.
Là người được học hành, tiếp xúc với y học sớm, cộng với quá trình nhiều năm chịu khó tìm tòi học hỏi, Lương y Đỗ Tuấn Nam dường như đã không còn là người thầy xa lạ với những ai đang sống tại Hà Nội qua phương pháp chữa bệnh Thập thủ đạo cho cộng đồng. Để tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này, phóng viên chúng tôi có liên hệ với thầy Đỗ Tuấn Nam để lắng nghe sự chia sẻ từ thầy.
Cơ duyên đến với bộ môn Thập Thủ Đạo
Là cán bộ trong Trung tâm trắc nghiệm và tư vấn của Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người – Nhóm nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, qua quá trình nghiên cứu lâu dài về phương pháp bấm huyệt của cố lương y Huỳnh Thị Lịch, thầy Đỗ Tuấn Nam nhận thấy đây là bộ môn chỉ dùng đầu ngón tay để kích hoạt chức năng cơ thể, khai thông khí huyết, nhưng lại có khả năng chữa bách bệnh.
“Với trái tim của một “lương y”, không chỉ riêng tôi, chữa bệnh cứu người nhưng không dùng thuốc, không tốn quá nhiều chi phí, bệnh có thể dứt điểm hoàn toàn chỉ với sự “kỳ diệu” của đôi bàn tay là điều bất cứ người thầy thuốc nào cũng mong muốn. Đó là nguyên nhân tôi quyết theo học và tâm huyết với bộ môn này”. Chia sẻ từ thầy Đỗ Tuấn Nam.
Thập thủ đạo chữa bệnh theo cơ chế nào?
Thập thủ đạo chuẩn đoán bệnh qua trạng thái nhanh – chậm của mạch, dáng dấp sóng mạch, trương lực của mạch,…kết hợp với quan sát biểu hiện tình trạng cơ thể bên ngoài bệnh nhân: màu da, niêm mạc mắt, quầng mắt, rêu lưỡi,…
Thập thủ đạo thường bắt đầu bằng việc khai thông huyệt đạo trước khi bước vào điều trị. Tiếp đó là khóa huyệt với một tay còn lại và chuyển sang dùng huyệt hồi sinh hay biến điện. Trong Thập thủ đạo, có 11 huyệt thuộc hồi sinh, trong đó 8 huyệt trụ cột ở vai gáy và 3 huyệt dưới nếp nách trái – sau. Trong trường hợp người bệnh quá yếu không thể hồi sinh thì sẽ chuyển sang biến điện. Cuối cùng, cơ chế của Thập thủ đạo là thông qua phần lành chữa phần liệt, kéo dài và không chữa liên tục hàng ngày.
Sơ đồ đường kinh Thập thủ đạo.
Nhiều người nói Thập thủ đạo là bấm huyệt, điều này đúng. Tuy nhiên, các đường Kinh trong Thập thủ đạo không hề có trong các sách Đông y từ xưa tới nay. Và hoạt động cũng hoàn toàn khác. Phải thật kiên trì mới có thể hiểu hết được.
Thầy Đỗ Tuấn Nam chia sẻ: “Có những người phải mất 3 năm chỉ để quan sát đôi tay cố lương y Huỳnh Thị Lịch cũng chưa học hết được cách bấm huyệt Thập thủ đạo của bà”.(cười)
Quá trình ứng dụng Thập thủ đạo với cộng đồng
Lương y Đỗ Tuấn Nam bấm huyệt chữa bệnh cho bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên.
Từ khi kế thừa và phát huy bộ môn Thập thủ đạo, theo thống kê cụ thể, năm 2015, lương y Đỗ Tuấn Nam cùng nhóm bộ môn của ông đã thực hiện chữa trị cho 1.565 lượt bệnh nhân. Năm 2016, con số bệnh nhân tìm đến ông chữa trị đã lên đến 2.138 lượt điều trị. Năm 2017 vừa qua, con số bệnh nhân điều trị cụ thể là 2.764 lượt. Tổng ba năm thực hiện, 6.476 lượt bệnh nhân tự nguyện tìm đến thầy Nam để được chăm sóc sức khỏe là con số “đáng nể” để ghi nhận những công lao to lớn của lương y Đỗ Tuấn Nam cùng bộ môn của ông.
Bệnh nhân đến với lương y Đỗ Tuấn Nam chủ yếu bị các bệnh liên quan đến xương khớp như: đau vai gáy cổ, tay không giơ cao được, tay teo, chân teo một bên, chân ngắn chân dài, đau đầu gối, thoái hóa, thắt vị đĩa đệm đốt sống lưng, cong veo cột sống, đốt sống cổ, rối loạn hệ thần kinh hông to thần kinh tọa, mắt lác, mắt mờ, mắt bị thoái hóa hoàng điểm, cận thị, u bướu cổ, áp se vú, u vú, rối loạn kinh nguyệt, viêm nội mạc tử cung, bệnh câm điếc, liệt dây thần kinh số 7 mắt không nhắm được, miệng méo, tê liệt chân tay sau tai biến mạch máu não, các bệnh về tim mạch,…
So với những gì học được từ cố lương y Huỳnh Thị Lịch, chuyên chữa trị sáu bệnh: bại liệt, động kinh, bướu cổ, câm điếc, đau cột sống, hen suyễn, thì lương y Đỗ Tuấn Nam đã tiếp thu tinh hoa và đem trái tim lương y đầy nhân ái của mình để tìm cách chữa được nhiều bệnh hơn nữa cho cộng đồng.
Nhân chứng sống cho thấy tay nghề và y đức lương y Đỗ Tuấn Nam
Đã có quá nhiều những lời cảm ơn, sự biết ơn sâu sắc đến lương y Đỗ Tuấn Nam về đôi bàn tay khéo léo kì diệu của ông đã chữa bách bệnh cho bao người.
Trong đó, chúng tôi xin nêu ra một vài trường hợp tiêu biểu như chị Phạm Thị Miên 52 tuổi quê ở Hồng Hải – Hạ Long, số điện thoại: 0913.089.118. Chị Miên có đôi mắt bị thoái hóa hoàng điểm. Đây là căn bệnh theo Tây y là chưa có phương pháp điều trị. Dù đã chạy chữa, tốn kém nhiều nhưng hầu như không có kết quà khiến chị Miên vô cùng thất vọng. May mắn thay, chị Miên vô tình biết đến lương y Đỗ Tuấn Nam qua báo chí truyền hình và tìm đến thầy Nam như sự cứu cánh nhưng cũng không hi vọng nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, đôi mắt của chị đã có những cải thiện rõ rệt.
Dưới đây là một số hình ảnh trong quá trình điều trị của chị Miên:
Đây là kết quả xét nghiệm đầu tiên của bệnh nhân Phạm Thị Miên.
Kết quả xét nghiệm đầu tiên của bệnh nhân Phạm Thị Miên.
Kết quả tiến triển tốt sau khi được bấm Thập thủ đạo.
Kết quả tiến triển tốt sau khi được bấm Thập thủ đạo.
Hay như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Trọng Nguyên bị hẹp thực quản, trào ngược dạ dày, điều trị ở bệnh viện Bạch Mai không khỏi, trả về. Nhưng may mắn thay, được biết đến tài năng, phương pháp chữa bệnh của lương y Nam. Đến nay bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.
Ngoài bệnh nhân Miên, Nguyên, lương y Đỗ Tuấn Nam còn đem lương tâm của người thầy để chữa trị cho không biết bao nhiêu bệnh nhân khác với đủ các căn bệnh khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ khó chữa đến tưởng chừng y học phải bó tay.
Theo lương y Đỗ Tuấn Nam, “Giúp đời giúp người là một việc làm cao đẹp. Và nghề thầy thuốc là một nghề đáng trân quý với những ai đang miệt mài học hỏi, tìm kiếm phương thức chữa bệnh huyền diệu cho nhân loại”.
Để Thập thủ đạo được phổ biến rộng rãi và được nhiều người ứng dụng chữa bệnh hơn nữa, lương y Đỗ Tuấn Nam còn chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên mở lớp hướng dẫn bấm huyệt, luyện khí công dưỡng sinh nâng cao sức khỏe, đã đào tạo cho nhiều người biết phương pháp này để chăm sóc sức khỏe cho chính mình, gia đình và cho mọi người. Các học viên trong quá trình học được đi thực tế làm từ thiện ở các địa phương thường xuyên”.
Tham gia khóa học của lương y Đỗ Tuấn Nam, học viên vừa học vừa có thể thực tập bấm huyệt trên bệnh nhân vào các ngày thứ 3, 5, 7 và chủ nhật hàng tuần tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Y học Cổ truyền CTA.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Y học cổ truyền CTA
Trụ sở chính : Số 92 phố Cầu Trì, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 3 nhà 25 ngách 2 ngõ 208, Trần Cung, Hà Nội
Bệnh tật không chừa một ai, luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng của mỗi chúng ta. Những ai đã từng bị ốm đau, bệnh tật nhất là những căn bệnh nan y, không phương thuốc chữa, hao tiền tốn của mà bệnh tình vẫn không qua khỏi mới thấu hiểu nỗi đau, sự cùng cực do bệnh tật gây nên.
Giờ đây với sự phát triển của nền y học nhiều bệnh tật đã được chữa khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên việc tìm ra một phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không tốn kém luôn là niềm mong mỏi của mỗi chúng ta.
Lương y Đỗ Tuấn Nam truyền năng lượng phục hồi cho bệnh nhân.
Suốt nhiều năm qua Lương y Đỗ Tuấn Nam (Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu và Ứng dụng Y học Cổ Truyền CTA – Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam) cùng cộng sự của mình đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp chữa lành không dùng thuốc, bằng phương pháp truyền năng lượng đã mang nhiều kết quả rất thiết thực và vi diệu mà nhiều phương pháp khác không giải quyết được.
Phương pháp chữa lành bằng năng lượng không dùng thuốc dựa trên cơ sở người chữa có năng lượng nội sinh, hợp nhất được năng lượng vũ trụ, năng lượng trường sinh học thông qua rèn luyện thân, tâm, trí, với trái tim yêu thương thiện lành, tấm lòng nhân hậu, truyền phát ra các ý niệm tới người bệnh, tới các bệnh cụ thể trong người bệnh.
Phương pháp chữa lành không dùng thuốc bằng năng lượng có rất nhiều phương pháp trên khắp thế giới, trên các dân tộc các nước, các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như áp dụng phong thủy, thiền tịnh, thiền động, luyện tập khí công,…để lành bệnh.
Dựa trên cơ sở lượng tử, định luật vật lý Niu tơn, Luật hấp dẫn, Năng lượng trường sinh học, tùy từng trường hợp bệnh nhân mà ta có thể áp dụng phương pháp sao cho hiệu quả. Khởi từ ý niệm phát ra tần sóng truyền tới nơi người bệnh, tác động đến não bộ hệ thần kinh người bệnh, tác động đến vùng bệnh của người bệnh, cân bằng các chức năng trong cơ thể của người bệnh, làm người bệnh phục hồi lại sức khỏe.
Có hai phương pháp truyền năng lượng chữa lành cho người bệnh được lương y Đỗ Tuấn Nam cùng cộng sự áp dụng đạt được kết quả rất cao như sau:
Phương Pháp 1 là: Truyền năng lượng trực tiếp từ người chữa vào người bệnh
Phương pháp 2 là: Truyền năng lượng từ xa tới người bệnh.
Phương Pháp 1: Truyền năng lượng trực tiếp tới người bệnh
Phương pháp này là người bệnh ngồi quay lưng trước mặt người truyền, người truyền đặt 2 tay nên vùng luân xa 5 người bệnh, lúc này người truyền năng lượng phát ra thông điệp truyền năng lượng tới não bộ của người bệnh, sau đó khởi ý truyền từ não bộ của nguời bệnh tới vùng bệnh lập tức vùng bệnh được tác động cân bằng trở lại. Thời gian truyền mỗi lần khoảng trên dưới 5 phút, tùy theo độ tuổi và sức khỏe tình trạng người bệnh, người truyền nhận biết tính thời gian sao cho phù hợp với người bệnh. Trong thời gian truyền, người truyền phải biết khả năng cảm nhận mức độ tiến triển bệnh trên cơ thể người bệnh.
Phương pháp 2: Truyền năng lượng từ xa tới người bệnh
Phương pháp truyền năng lượng từ xa chữa lành, người chữa và người được chữa lành có thể ngồi cách xa nhau không giới hạn khoảng cách, một lúc có thể truyền cho rất nhiều người trong một thời gian, hoặc một người, trong điều kiện nhìn thấy nhau trực tiếp hoặc kết nối thông qua điện thoại, thông qua hình ảnh chụp hay hình vẽ. Dựa trên tần sóng năng lượng, lượng tử, người chữa lành truyền tới người bệnh thông qua các luân xa của người chữa lành, đồng thời phát ra thông điệp tới não bộ người bệnh, rồi từ não bộ người bệnh dẫn truyền tới vùng bệnh trên cơ thể người bệnh. Lúc này người chữa lành phát ra thông điệp qua các luân xa tới vùng bệnh của người bệnh “Tất cả các vùng đang bị tổn thương trên cơ thể người bệnh cân bằng trở lại dần dần bình thường và khỏe mạnh”.
Điều vi diệu của phương pháp chữa lành bằng Luyện tập khí công thiền tĩnh tâm
Phương pháp chữa lành bằng năng lượng không dùng thuốc đã mang lại nhiều kết quả rất thiết thực và vi diệu. Chỉ trong thời gian truyền rất ngắn đã có kết quả ngay tức thời, trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn của người bệnh.Ví dụ người bệnh đang trong cơn nguy kịch giữa cái sống và cái chết mỏng manh, đau ốm lúc nửa đêm, đau ốm trong lúc chờ đợi đi cấp cứu, chảy máu do tai nạn, có thể cho ngừng chảy máu mà không cần đến can thiệp thuốc, các bệnh cấp tính, các bệnh về mãn tính rất hiệu quả mà không tốn kém, không phải đi lại khó khăn. Người chữa lành và người được chữa lành có thể ở bất kì chỗ nào không nhất thiết phụ thuộc vào thời gian và không gian. Một lúc có thể truyền cho nhiều người được sự kết nối ấn định giờ truyền giữa người truyền và người nhận thông qua kết nối điện thoại, hoặc mạng xã hội, được tập trung bên phát ra năng lượng và bên nhận năng lượng được hợp nhất về thời gian, ngoài ra có thể chữa lành qua hình ảnh chụp hoặc hình vẽ, có họ tên tuổi người bệnh,và biết người bệnh này đang bị bệnh gì do điều kiện người bệnh ở xa đang trong giai đoạn hôn mê, không làm chủ bản thân, ý thức, hoặc già yếu không sử dụng được qua điện thoại, mang lại sức khỏe an lành cho mọi người.
Dưới đây là một số thông tin, hình ảnh bệnh nhân là minh chứng cho việc chữa lành bằng Luyện tập khí công thiền tĩnh tâm:
Người bệnh được truyền trực tiếp: Bà Nguyễn Thị Hồng Phương 77 tuổi số điện thoại 0912932727 – Địa chỉ Hồ Đắc Di – Nam Đồng – Hà Nội. Bị tai biến liệt nửa người bên phải đi lại khó khăn tay không giơ nên được, khi truyền năng lượng tự tay giơ cả hai tay nên cao, cơ thể dung, người khỏe mạnh ra sau mỗi lần truyền.
Lương y Đỗ Tuấn Nam truyền năng lượng trực tiếp cho bệnh nhân
Lương y Đỗ Tuấn Nam truyền năng lượng từ xa cho tập thể (nhiều người trong cùng lúc)
Trong nhiều năm qua ông Đỗ Tuấn Nam – (Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu và Ứng dụng Y học Cổ Truyền CTA – Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam) cùng cộng sự đã thực hiện hàng trăm ca đều đạt được các kết quả rất khích lệ mang lại sức khỏe, an lành hạnh phúc cho mọi người. Ngoài ra còn thường xuyên hướng dẫn cho hàng trăm người học và áp dụng tự chữa lành cho chính bản thân họ, cho gia đình họ, cho cộng đồng xã hội.
Với những lợi ích, hiệu quả mang lại từ phương pháp chữa lành bằng năng lượng không dùng thuốc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nghiên cứu ,quan tâm một cách khách quan nhất để minh chứng phát huy khả năng đặc biệt của con người chúng ta đang sống, và làm sao để phát triển rộng rãi cho mọi người đều có khả năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân,cho bản thân có một thân tâm an lành,chất lượng sống tốt hơn, cho gia đình cộng đồng xã hội bằng phương pháp chữa lành năng lượng, cũng như để giảm bớt đi những áp lực cho ngành y tế, giảm bớt chi phí tốn kém ảnh hưởng tới kinh tế, đảm bảo được sức khỏe, an lành, hạnh phúc.
Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng y học cổ truyền CTA có đội ngũ cán bộ có trình độ phó giáo sư,tiến sỹ ,lương y,bác sỹ y khoa ,bác sỹ đông y,dược sỹ,các nhà nghiên cứu khí công ,năng lượng trường sinh học mang tâm huyết nghiên cứu và Ứng dụng các phương pháp chữa lành không dùng thuốc chứng nghiệm có kết quả thực nghiệm để hướng dẫn,bồi dưỡng cho mọi người rèn luyện thể chất ,thân tâm,mang lại chất lượng sống cho mỗi người ngày một tốt hơn thông qua các phương pháp tập luyện khí công,thiền định,xoa bóp bấm huyệt…..làm cho khí huyết lưu thông,tinh thần thoải mái, sống thiện lành, nhân hậu gắn kết tình yêu thương con người với con người,với gia đình cộng đồng.
Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng y học cổ truyền CTA luôn tổ chức các hội thảo chuyên nghành, tham luận, học hỏi, liên kết các tổ chức trong và ngoài nước, cá nhân, tập thể tìm ra các phương pháp chữa lành không dùng thuốc, các loại thảo dược, các bài thuốc dân tộc, hướng dẫn bồi dưỡng cho mọi người nhằm nâng cao sức khỏe.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Y học cổ truyền CTA
Trụ sở chính : Số 92 phố Cầu Trì, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 3 nhà 25 ngách 2 ngõ 208, Trần Cung, Hà Nội
Thoái hóa khớp gối hay còn gọi là bệnh đau khớp gối, thường gặp ở những người lớn tuổi, người bị chấn thương hoặc làm công việc lao động nặng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phần khớp gối bị tê nhức, khó cử động và đau nhức khi di chuyển. Đặc biệt, bạn có biểu hiện đau nhức nhiều vào buổi sáng thức dậy hoặc khi đi đứng hay ngồi lâu.
Bệnh này ban đầu có thể chỉ phát sinh ở một khớp xương nhất định sau đó lan nhanh sang các vị trí khác. Nếu như không được can thiệp và điều trị sớm, có thể gây ra những tổn thương nặng tại khớp gối. Các biến chứng của bệnh làm biến dạng khớp gối và suy giảm khả năng vận động.
Bấm huyệt thập thủ đạo phát huy hiệu quả cao trong phục hồi chức năng của hệ gân, cơ và xương khớp. Đây là phương pháp trị liệu an toàn, không xâm lấn và có tính bền vững vì khắc phục được căn nguyên gây bệnh.
Bấm huyệt thập thủ đạo tác động lên các vị trí huyệt đạo trên cơ thể, nhằm đả thông khí huyết và kích hoạt cơ chế tự chữa lành từ bên trong. Giải phóng các dây thần kinh, gân bị chèn ép. Từ đó giúp giảm nhanh cơn đau, cứng ở khu vực khớp gối.