Nụ cười nhẹ trên môi làm nét mặt luôn tươi sáng, toát lên sự hiền từ độ lượng, cùng với ánh mắt ngời sáng như ngầm ý giao hòa và chào đón với lòng thiện cảm và nồng ấm. Người luôn nở nụ cười đi đến đâu cũng được mọi người ái mộ và được kính trọng.
1. Khí Công Kim Cang Thiền
Bộ môn Khí Công Kim Cang Thiền do thầy Trần Kim Cang, pháp danh Thích Liên Nhã truyền dạy. Đây là bộ môn thầy Kim Cang học được từ Đức Thái Thượng Lão Quân trong lúc ngồi thiền.
Khí công là phương pháp rèn luyện cơ thể, chủ yếu là luyện cách thở và dẫn khí qua các luân xa để hấp thụ và hòa hợp khí của vũ trụ vào cơ thể, tạo ra sự cộng hưởng năng lượng, từ đó mà bệnh tật bị đẩy lùi và thân thể được cường tráng, tinh thần thêm sáng suốt.
Mục tiêu đầu tiên của người tập khí công là để nâng cao sức khỏe, tự chữa bệnh cho bản thân và tiến tới chữa được bệnh cho mọi người.
Khí công rèn luyện con người có trí-dũng song toàn, đó là hành trang cần thiết để vào đời một cách vững vàng và tự tin.
Khí công Kim Cang Thiền tự nó không có tính chiến đấu như các môn võ học nhưng lại rất cần sự chiến thắng với chính bản thân người học.
2. Tác dụng Nụ cười nhẹ
Biết cười còn là quyền năng duy nhất chỉ dành cho con người cho nên người xưa nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Y học hiện đại thấy rằng, khi cười khả năng tuần hoàn máu tăng rõ rệt, có nghĩa là trao đổi chất có hiệu quả tốt tới mỗi tế bào sống. Như vậy, nếu trong ngày không cười sẽ làm cho con người mau già nua trước tuổi và sinh ra nhiều bệnh tật. nhiều nước đã dùng liệu pháp cười để chữa bệnh, nhiều nơi trên thế giới có tổ chức hội thi cười, có rất nhiều người không phân biệt tuổi tác giới tính, tôn giáo của nhiều quốc gia khác nhau để thi cười và trao giải thưởng đặc biệt cho người có nụ cười đẹp nhất, giọng cười to tiếng và cười dài nhất.
Nụ cười nhẹ của thầy Kim Cang
Khí công Kim cang thiền xem việc “Luôn nở nụ cười nhẹ trên môi, ngời sáng lên ánh mắt” là bí quyết giúp các luân xa khai mở hoàn hảo, tránh tẩu hỏa nhập ma, đạt kết quả nhanh trong mọi sự luyện tập và thành công trên nhiều lĩnh vực ngoài xã hội. Nụ cười nhẹ trên môi làm nét mặt luôn tươi sáng, toát lên sự hiền từ độ lượng, cùng với ánh mắt ngời sáng như ngầm ý giao hòa và chào đón với lòng thiện cảm, nồng ấm. Người luôn nở nụ cười đi đến đâu cũng được mọi người ái mộ và được kính trọng.
Có câu chuyện về nụ cười nhẹ như sau:
Tại chùa Giác Sanh, 103 đường Lê Đại Hành quận 11, Sài Gòn, mùa “An Cư Kiết Hạ” năm 1965, vào đêm rằm tháng 05 năm Ất Tỵ, trong lúc tịnh thiền tâm thức tôi (Liên Nhã) như “mơ” thấy thầy giám viện thiền đường Thích Trí Minh đang họp các thiền sinh ở một ngôi chùa cổ rất xa lạ quở trách, song cũng khuyên dạy:
“Các ông ngồi thiền chỉ để tâm ngủ mà không để tâm giải thoát. Để tâm ngủ trong lúc ngồi thiền, sau đó sẽ làm tăng thêm lòng tham, sân, si. Đố là thứ độc, nguyên nhân sinh ra mọi tội lỗi trong đời người… Ngồi Thiền để tâm giải thoát mới ngộ đạo quả Bồ Đề, nhưng muốn tâm giải thoát thì phải biết cách giải thoát tâm. Mắt là cửa sổ của tâm hồn, miệng phát ra lời của tâm hồn, như vậy luôn giữ nụ cười nhẹ trên môi, ngời sáng lên ánh mắt là thể hiện sự giải thoát của tâm, nên tâm an lạc. Các ông phải dùng tâm an lạc tiêu diệt tham sân si, để trừ bỏ tất cả những tính ích kỷ, độc ác đã có từ lâu trong lòng. Người trong gia đình biết dùng tâm an lạc thì có đầy đủ hạnh phúc, xã hội biết dùng tâm an lạc thì văn minh giàu mạnh, thế giới biết dùng tâm an lạc thì không có chiến tranh. Ngay trong ngày thường, các ông hãy mỉm cười với nhau, điều này sẽ giúp ta lớn lên trong tình yêu của đồng lạo thì cuộc sống trở nên an lành. Vậy từ nay các ông phải để tâm giải thoát khi thiền và cười nhẹ mọi lúc, mọi nơi.”
Khi nói chuyện cũng cười nhẹ
Khi uống cũng cười nhẹ
Khi đi cũng cười nhẹ
Khi ngồi cũng cười nhẹ
Khi nằm cùng cười nhẹ
Khi học bài cũng cười nhẹ
Khi làm việc cũng cười nhẹ
Khi tâm lo sợ liền cười nhẹ
Khi thất bại liền cười nhẹ
Khi thành công liền cười nhẹ
Khi thương yêu cũng cười nhẹ
Khi ghen ghét liền cười nhẹ
Khi tức giận liền cười nhẹ
Khi tâm cố chấp liền cười nhẹ
Được cũng cười nhẹ
Mắt cũng cười nhẹ
Có cũng cười nhẹ
Không cũng cười nhẹ
Đúng cũng cười nhẹ
Sai cũng cười nhẹ
Được khen cũng cười nhẹ
Bị chê cũng cười nhẹ
Khi ngồi thiền cảm giác thân thể đau nhức tê dại liền cười nhẹ
Khi tai nghe một tiếng động dù rất nhỏ cũng cười nhẹ
Khi có ý nghĩ dù thiện hay ác, tốt hay xấu vừa thoáng qua cũng đều cười nhẹ.
Tóm lại, khi ta có cử chỉ, hành động cảm giác, lời nói, cảm xúc, ý tưởng… đều cười nhẹ.
Cười mà không cười
Không cười mà cười
Cười nhẹ với cái sắc
Cười nhẹ với cái không
Chú giải:
- Cười mà không cười là cái cười của nội tâm an trụ ở trong lòng mà không hiện tướng ra ngoài cho mọi người thấy.
- Không cười mà cười là cái cười của người nhìn thấu chân tướng mọi sự đời, cười vào thế giới vật chất phù du giả tạm trong khi người ta ra sức giành giật nó mà vẫn đau khổ triền miên.
- Cười nhẹ với cái sắc, cười nhẹ với cái không là cái cười vào những điều mê lầm mà người ta cứ tưởng thật (maya, ảo hóa), không tắc là sắc, sắc tức là không. Người trí huệ sáng suốt quán chiếu tất cả sự vật trong vũ trụ đều vô thường, cái cười như vậy là cái cười của đạo, tùy diên mà hiển tương như nụ cười của Đức Phật Di Lạc mà ai nhìn thấy cũng muốn cười theo. Vậy chúng ta hãy giữ cho nụ cười trong tâm hồn mình không bao giờ tắt, cả khi ngủ ta cũng mang theo sang ngày mới.
– Trích Giáo trình huấn luyện Khí công Kim cang thiền
Ngày 7/10, ngày nụ cười thế giới. Làm hành động tốt lành, giúp ai đó mỉm cười.
Tác phẩm dự thi cuộc thi Những nụ cười Việt Nam do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.