Bấm huyệt thập thủ đạo phục hồi hội chứng đuôi ngựa

thap-thu-dao-chua-benh-hoi-chung-duoi-ngua
thap-thu-dao-chua-benh-hoi-chung-duoi-ngua

Hội chứng đuôi ngựa là một rối loạn hiếm hoi thường là một vấn đề cần phẫu thuật khẩn cấp. Hội chứng đuôi ngựa gây ra do một sự chèn ép vào rễ các dây thần kinh cột sống. Việc xử lý nhanh là cần thiết để ngăn chặn tổn thương lâu dài dẫn đến mất kiểm soát tiểu tiện và tê liệt chân vĩnh viễn.

Hội chứng này ảnh hưởng đến một bó rễ thần kinh gọi là thần kinh đuôi ngựa. Những dây thần kinh này nằm ở cuối tủy sống ở cột sống thắt lưng cùng. Chúng gửi và nhận các tín hiệu đến và đi từ chân, bàn chân và các cơ quan vùng chậu.

Hội chứng đuôi ngựa là một cấp cứu ngoại thần kinh phức tạp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ liệt vận động kèm rối loạn cảm giác, dinh dưỡng ở một hoặc hai chân và vùng sinh dục hậu môn, rối loạn cơ tròn bàng quang. Các triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa xuất hiện nhanh chóng và thường phối hợp với nhau ở nhiều mức độ: đau vùng thắt lưng hông, chi dưới, rối loạn cảm giác, vận động…

Các biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa có thể thay đổi về mức độ và tiến triển theo thời gian, cường độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào mức độ chèn ép, tác động lên các rễ thần kinh ở khu vực đuôi ngựa. Một số dấu hiệu bệnh chùm đuôi ngựa thường gặp như:

  • Người bệnh thấy đau ở vùng thắt lưng: Những cơn đau có thể đến bất ngờ hoặc xảy đến khi người bệnh thay đổi tư thế.
  • Đau ở chân (có thể là 1 hoặc cả 2 chân), yếu cơ, khó có cảm giác: Cơn đau có thể lan xuống ở vùng hậu môn và đáy chậu, có thể tăng lên khi người bệnh gắng sức ho, đại tiện hoặc thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất cảm giác ở 1 chân hoặc cả 2 chân, vùng đáy chậu cũng có thể mất cảm giác khi đi tiểu tiện.
  • Giảm vận động hoặc phản xạ ở chân: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng giảm cảm giác, vận động khó khăn ở gân cốt, da gan bàn chân.
  • Rối loạn chức năng bàng quang (bí tiểu, khó tiểu, tiểu buốt, tiểu tiện không tự chủ…)
  • Người bệnh có thể bị rối loạn chức năng về tình dục.

Các triệu chứng đuôi ngựa thường có biểu hiện giống với một số bệnh xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thần kinh ngoại biên, chèn ép tủy và các dây thần kinh khi chúng đi khỏi trục cột sống và đi vào vùng chậu, hội chứng nón tủy, …

Lương y, Thầy Đỗ Tuấn Nam chữa hội chứng thần kinh đuôi ngựa dẫn tới liệt 2 chân cho anh Vũ Hồng Tiến

Chữa lành Thoái hóa cột sống cổ bằng bấm huyệt Thập thủ đạo

Chữa lành Thoái hóa cột sống cổ bằng bấm huyệt Thập thủ đạo
IMG 3329

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở cả những người trẻ tuổi thường làm việc trong văn phòng, ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng. Dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống. Vì vậy mà gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mãn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh dưỡng (ăn uống thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie…) hoặc thói quen sinh hoạt (cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng trên vai hoặc cổ khi làm việc, kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá).

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa. Những thay đổi này có thể bao gồm dẫn đến:

  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xơ hóa dây chằng. Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.

Giai đoạn đầu người bệnh có cảm giác cứng cơ, cử động khớp cổ khó khăn. Cơn đau từ cổ sau đó đau lan xuống vai, cánh tay.

Cơn đau trở nên âm ỉ, rất khó chịu, cổ bị vẹo hoặc cứng, khó khăn khi vận động. Các động tác cúi, xoay cột sống cổ, hoặc nhìn ra sau rất khó khăn.

Nặng hơn nếu không được chữa trị và ngăn chặn, cơn đau có thể lan xuống cánh tay. Ban đầu 1 bên cánh tay, lan xuống các ngón tay và  dần dần sẽ là 2 cánh tay. Thậm chí không những tê tay mà yếu cả cánh tay, mất cảm giác ngón tay, bàn tay nắm không chắc.

Khi bệnh đã tiến triển, bệnh nhân thấy xuất hiện những cơn đau ở cổ, cổ gáy cảm thấy nhức  đầu nhất là vùng chẩm, xung quanh hốc mắt.

Trong trường hợp bị tổn thương ở các đốt sống C1, C2,C4 người bệnh thêm cảm giác chóng mặt, ngất.. do thiếu máu đưa lên não.

x  Powerful Protection for WordPress, from Shield Security
This Site Is Protected By
Shield Security